Khi đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng tự lập và xã hội, trẻ cũng hình thành các thói quen mới mà một số nằm ngoài mong muốn của cha mẹ như: thức khuya, nghiện đồ công nghệ...
Dưới đây là 12 thói xấu dễ hình thành:
1. Ra ngoài vùng giới hạn
Khi không quan tâm đến những gì giáo viên nói, tâm trí trẻ sẽ lãng đãng bên ngoài lớp học. Thỉnh thoảng mơ mộng không phải là xấu nhưng sự thiếu tập trung sẽ thành vấn đề khi nó thường xuyên hơn và bắt đầu gây ảnh hưởng. Bố mẹ có thể giúp trẻ tập trung bằng cách cho tham gia bài tập về kỹ năng chủ động lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
2. Thói quen ăn thiếu khoa học
Giữ chế độ ăn uống lành mạnh ở trường sẽ khó khăn do có nhiều đồ ăn nhẹ có đường và ít lựa chọn lý tưởng. Khi bạn dễ dàng tiếp cận với đồ ăn ngon, việc đưa ra những quyết định thực phẩm khôn ngoan dường như là không thể. Thay vì cho trẻ tiền ăn trưa và ăn vặt, hãy để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa trưa cho mình để dạy chúng tầm quan trọng của dinh dưỡng. Cha mẹ cũng cần tạo niềm vui cho trẻ khi làm việc này.
3. Không rửa tay
Khi bạn không ở trường để nhắc trẻ rửa tay sau khi vệ sinh, chơi ngoài trời hay trước khi ăn, chúng sẽ nhanh chóng quên mất bồn rửa tay. Đừng coi thường hay làm trẻ xấu hổ về vấn đề vệ sinh. Hãy làm rõ tầm quan trọng của việc rửa tay hoặc cho trẻ mang theo nước rửa tay khô để khuyến khích việc khử trùng mà không nhất thiết phá vỡ thói quen "bận rộn" của chúng.
4. Nhắn tin trong khi đáng lý trẻ cần lắng nghe bạn
Đừng nghĩ rằng vì trẻ không được phép nhắn tin trong lớp có nghĩa là chúng không làm. Với tình yêu công nghệ và kết nối ngay lập tức, nhiều trẻ thường dành thời gian giao tiếp kín đáo trên lớp trong khi đáng lẽ chúng cần chú ý nghe giảng. Kỹ năng mới này có thể gây khó chịu ở nhà khi bạn đang cố gắng có một cuộc nói chuyện nghiêm túc hay ăn cùng gia đình. Để tránh vấn đề này, bạn cần quy định về thời gian “không sạc pin”, tất cả mọi người để đồ công nghệ của mình ở cùng một chỗ và tận hưởng sự tương tác trực tiếp.
>>>>>> Chia sẻ với bạn : Tự tin khi du học có khó không ?
5. Nói xấu sau lưng
Ở trường, bạn bè có thể cười nhạo và lôi kéo trẻ tham gia nói xấu giáo viên. Đây là thói quen không tốt. Nếu bạn nghe hoặc chứng kiến trẻ nói xấu sau lưng, hãy đặt dấu chấm hết cho sự đáp trả vô lễ này bằng cách tìm ra nguyên nhân, đưa ra hình phạt thích đáng, hướng trẻ chú tâm học những cử chỉ lịch sự.
Trẻ em chắc chắn có ngôn ngữ riêng và yêu thích từ ngữ riêng được sử dụng trong nhóm bạn bè. Nhưng khi một từ xấu hoặc biểu hiện thô lỗ có trong danh sách, điều quan trọng là giúp trẻ hiểu rõ những gì là hài hước, những gì không, giải thích ý nghĩa hoặc sự không phù hợp của từ mà không có phản ứng thái quá và chắc chắn rằng bạn đang đưa ra mẫu vốn từ vựng tốt.6. Sử dụng ngôn ngữ xấu
7. Ba lô quá tải
Đừng để các lớp học và bài tập ở trường chất nặng lên trẻ. Hãy dạy trẻ sắp xếp balo "có chiến lược". Nếu sách giáo khoa luôn luôn cần thiết, hãy xem xét các giải pháp hỗ trợ trẻ mang những cuốn sách, hoặc gửi sách tại trường để tránh việc mang vác nặng mỗi ngày.
8. Ngồi lê đôi mách
Điều quan trọng với cha mẹ là dạy trẻ về sức mạnh của lời nói và chỉ vì một người không có ở đây để nghe trẻ không có nghĩa là có thể nói ra những điều như vậy. Con bạn phải hiểu được ý nghĩa đằng sau lời nói của mình cũng quan trọng như những từ trẻ nói ra - đặc biệt là khi nói về một ai đó.
9. Bỏ rơi người khác
Thậm chí nếu con bạn là đứa trẻ ngọt ngào nhất, với một vài đứa trẻ khác con bạn lại là “đứa xấu” mà bạn không hề nhận ra. Thông thường, trẻ tập hợp thành nhóm và thậm chí không nhận ra rằng chúng đang tạo dựng bè phái - để tác động tiêu cực đến một người khác. Điều quan trọng là bạn không chỉ làm mẫu những hành vi tốt mà còn luôn luôn giải thích tầm quan trọng của hành vi đồng cảm. Có một số trẻ có trực giác về cảm xúc của người khác, những trẻ khác cần phụ huynh hướng dẫn làm thế nào để nhận ra khi không cởi mở với người khác.
10. Quá tải công nghệ
Sau một ngày không có cơ hội được xem những gì mình thích hay dùng thiết bị công nghệ, nhiều trẻ đến thẳng chỗ máy tính bảng, điện thoại hoặc tivi ngay khi về nhà. Bạn có thể chấm dứt tình trạng này bằng cách hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình cho đến giờ nhất định để trẻ không vội vàng chạy ngay đến thiết bị điện tử khi mới bước chân vào nhà.
11. Dựa hoàn toàn vào cha mẹ
Trẻ có thể cảm thấy được an toàn khi luôn có ai đó giải cứu hoặc làm điều đó cho mình. Hãy phá vỡ sự phụ thuộc của con bằng cách lùi lại và để trẻ trải nghiệm những gì sẽ xảy ra nếu trẻ quên làm bài tập, không ghi bài hoặc không cho mình đủ thời gian để hoàn thành một dự án.
12. Thức khuya
Chỉ vì con bạn không nhồi nhét được hết cho kỳ thi không có nghĩa là việc thức khuya chưa bắt đầu. Ngăn chặn chu kỳ làm bài tập muộn ngay từ sớm bằng cách cùng trẻ tập quản lý thời gian từ khi còn nhỏ và tạo ra thói quen làm bài tập về nhà khoa học vào đầu mỗi năm học.
Xem thêm :
0 nhận xét:
Đăng nhận xét