Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Những sự thật đau lòng về các trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề là một ngôi chùa ở quận Long Biên, Hà Nội, chùa nổi tiếng vì nhận nuôi rất nhiều trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi và được cộng đồng quan tâm, thường xuyên có những người tới đây làm từ thiện, chăm sóc các cháu bé.

Nhưng những ngày gần đây, câu chuyện mà mẹ Thỏ Bun chia sẻ về một bé gái bị các sư thầy chùa Bồ Đề “bỏ rơi” khi em phải vào viện vì thoát vị não và hẹp hộp sọ những ngày qua làm dấy lên những nỗi nghi ngờ về tấm lòng nhân từ của những vị sư khoác trên mình chiếc áo cà sa và những câu tụng kinh niệm Phật. Rất nhiều câu chuyện đã được cư dân mạng kể tiếp trên các diễn đàn, qua đó chúng ta thấy được phần nào những sự thật đằng sau những ngôi chùa hiện đang nuôi giữ rất nhiều trẻ mồ côi như thế.

Nhà chùa chỉ thích nhận tiền, không thích nhận quà


Nhiều bạn trên các diễn đàn lamchame.com, webtretho.com… bức xúc chia sẻ về việc nhiều người trong chùa tỏ ra không hài lòng khi các bạn mua đồ mang đến chia cho các em nhỏ.

Bạn Julie Tu Dinh bức xúc: "Thật buồn nhưng điều này lại là sự thật! Cách đây 6 năm em có chuyến từ thiện cùng bạn bè sang chùa Bồ Đề, khi sang bọn em mua bánh, sữa, quần áo… nói chung là vật dụng cho các cháu chứ ko góp tiền (ngày ấy vừa ra trường còn nghèo lắm ạ), vào đến nơi muốn gặp sư trụ trì mấy sư thầy cứ nhăn nhó tỏ vẻ khó chịu (rất trịch thượng ).

Mấy chị được gọi là "mẹ" lân la một lát là kể hết, có chị còn nói thẳng: lần sau bọn em đừng mang đồ dùng, nhà chùa chỉ thích lấy tiền thôi, mà tốt nhất em thấy cháu nào dễ thương cứ nhận nuôi và chu cấp cho cháu đấy, đừng nộp chi phí qua nhà chùa em ah!”.

Theo kinh nghiệm của những người thường xuyên đi từ thiện thì mặc kệ các sư tỏ ra khó chịu, các bạn khi đến chùa từ thiện nên mua đồ ăn và xuống các phòng trực tiếp đưa cho các bé và những người già để tránh việc nhà chùa đem những đồ ăn ra các cửa hàng bán lại lấy tiền.  “Nếu các mẹ mang đồ ủng hộ sang đó thì tốt nhất là nên mang đồ ăn tươi (giò, bánh chưng, bánh giò, hoa quả, sữa tươi...) và mang vào tận từng phòng chia cho từng cụ già, trẻ nhỏ. Những thứ mình vừa liệt kê thì khó bán ra cửa hàng hơn vì chúng phải sử dụng ngay, nên các cụ và các bé còn có cơ may được dùng, còn các món khác như bỉm, mì tôm, sữa bột... thường sẽ được mang ra cửa hàng bán lại hết; chỉ để lại 1 phần nhỏ để dùng” – một bà mẹ trên diễn đàn lamchame.com chia sẻ.

Tiền gửi xe vào túi ai?

Nhiều người cũng cảm thấy khá bất ngờ và không hài lòng khi mang đồ tới chùa cống hiền mà nhiều chùa lại thu tiền gửi xe. Tiền gửi xe thực ra không đáng là bao nhưng nó thể hiện thái độ của nhà chùa, gây cảm giác khó chịu cho những tấm lòng hảo tâm khi tới chùa.

Bên cạnh đó, ở các chùa nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi, ngày nào cũng có hàng trăm lượt ra vào làm từ thiện, số tiền gửi xe nhân lên chắc chắn không phải con số nhỏ. Vấn đề là khoản tiền khổng lồ từ đó sẽ được sử dụng vào mục đích gì?

Nhiều bà mẹ tiết lộ thông tin tiền gửi xe đó thuộc về nhà chùa: “Toàn bộ tiền trông xe trong khuôn viên chùa đều thuộc về nhà chùa, không phải người dân quanh đó thu đâu các mẹ ạ. Khi thì chú bảo vệ, khi thì cho 1 thằng bé ở chùa (rất hay nói tục) thu tiền.”

Rất khó làm thủ tục nhận con nuôi


Nhiều người than thở  rằng có rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn muốn xin trẻ ở chùa về nuôi, nhưng việc đó tưởng chừng dễ mà lại không dễ chút nào! Các sư ở đây thường nói là chùa này chỉ nuôi chứ không cho làm con nuôi.  Phải thật khéo léo, thật kiên trì và phải chi tiền sau một cuộc ngã giá dưới hình thức "công đức" cho nhà chùa (thường là vài chục triệu) mới xin được một bé ở đó về nuôi. Nếu việc này có thật thì sẽ chẳng khác gì mua bán trẻ em cả. “Ngày em còn đi làm thêm cho nhà họ hàng em trên phố cổ để luyện kỹ năng nghe và nói với người nước ngoài. Em rất hay hỏi chuyện người ta, có vài đôi vợ chồng họ nhận con nuôi người Việt, em hỏi thì họ có chia sẻ là họ đã phải mất 1 khoản tiền khá lớn làm từ thiện để có được những đứa con đó” – bạn Mạnh Hùng chia sẻ trên facebook.

Thậm chí lại có người còn nói có rất nhiều bé sau 1 thời gian sống ở chùa đột nhiên "mất tích".

Các cháu thiếu sự dạy dỗ

Trong khi nhiều người kêu ca nhà chùa ăn bớt đồ từ thiện của các con, dùng các con như một “món hàng” kêu gọi sự hảo tâm để trục lợi thì nhiều người khác lại phàn nàn về việc một số bé không được dạy dỗ đến nơi đến chốn dẫn đến vô lễ.

“Cũng chính do thiếu sự chỉ bảo, nên có nhiều bé hỗn, lại quen được mọi người mang quà bánh sang, nhiều khi bọn em sang bên ấy, có những bé đòi mua cái này cái khác, mà không được mua cho là thể hiện thái độ, bĩu môi, vùng vằng... Rất là buồn cho các bé ấy”.

“Từ lúc bước ra khỏi cái nhà quyên góp đó chúng tôi bị vây quanh bởi những đứa trẻ nhếch nhác. Chạy bám theo và phải nói là... rất vô kỉ luật. Khi vào sân trong, quanh chúng tôi là những người già nằm la liệt trên giường dưới những tấm bạt căng che mưa gió. Những đứa trẻ nháo nhác và chỉ chăm chăm nhảy xổ vào chúng tôi muốn giằng xé những món đồ trên tay chúng tôi...”

Vấn đề vệ sinh cực kỳ “nóng”

Hầu hết những người đã đến chùa từ thiện đều nói rằng vấn đề vệ sinh ở các chùa thực sự đáng báo động.   Môi trường sống bẩn thường dễ dẫn đến việc các con bị nhiễm bệnh. Khi bị bệnh các con lại không được khám chữa kịp thời nên bệnh càng  lâu khỏi hoặc thành quá nặng.


“Có những cô bé, cậu bé nhếch nhác bám lấy chúng tôi, chúng bẩn thỉu từ quần áo đến gương mặt. Một cậu bé bám lấy tôi... ôi nó cần tôi bế! Tôi ôm bé vào lòng và hỏi: "Con tên gì?". " Con là chuột… Chuột Cống". Cậu bé trả lời, nước mắt tôi trào ra và nghẹn ngào. Thật tội nghiệp thằng bé, tôi nghĩ đến con tôi ở nhà, có bố có mẹ, có cuộc sống đầy đủ trong khi những đứa bé này thì bị bỏ nơi đây, không hiểu cuộc sống sẽ ra sao? Tôi vẫn ôm thằng bé đi vào sâu trong các gian nhà nơi nuôi các em bé. Để các em đi phân phát đồ cho các buồng, tôi lặng lẽ đi và quan sát các gian nhà. Không gian chật hẹp thiếu không khí và cực kì nhếch nhác nơi đây khiến tôi thấy lòng xót xa quá. Các con từ sơ sinh đến vài tuổi nằm la liệt ở các buồng, nét ngây thơ vẫn trên nét mặt. Chúng thản nhiên ngủ trong khi xung quanh ầm ĩ. Có khi còn bị anh chị nó dẫm cả lên người..!!” – câu chuyện của một bà mẹ đến chùa Bồ Đề khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Sử dụng các cháu như một công cụ để kiếm tiền

Sau lời chia sẻ của bạn Thỏ Bun, cộng đồng mạng bao gồm những người đã từng đến chùa Bồ Đề đã lên tiếng về những vấn đề của ngôi chùa này. Nhiều ý kiến cho rằng chùa Bồ Đề không chăm sóc những đứa trẻ bị bỏ rơi và họ sử dụng những đứa trẻ này để "xin" tiền công đức của Phật tử khắp nơi.



"Ở nơi này tất cả phải tuân thủ theo một mệnh lệnh là phải để cho bọn trẻ sống chật chội, bẩn thỉu nhem nhuốc như vậy để mọi người nhìn vào thấy tội nghiệp mới cho nhiều. Một số nhóm từ thiện là bạn bè người quen của mình thậm chí mạnh về tài chính và cơ sở vật chất muốn chia sẻ bằng cách nhận một số con về cơ sở của họ để cưu mang đều bị Sư thầy từ chối. Có thể lý giải rất dễ dàng thực trạng này là khi đến Chùa thăm tụi nhỏ cứ quấn chặt lấy các cô bác không muốn rời,ánh mắt thì lúc nào cũng buồn rười rượi,thương lắm..."  - Bạn có nickname Minh van Ha chia sẻ.

Bỏ rơi khi bị bệnh và đòi nhận về khi đã khỏe lại


Theo như chia sẻ của Thỏ Bun, em bé được sinh ra và sau đó thì được chính mẹ đẻ đem để lại nơi cửa Phật. Tuy nhiên, sau khi các sư thầy ở chùa Bồ Đề nhận nuôi bé được vài ngày thì phát hiện ra đứa trẻ này bị thoát vị não và hẹp hộp sọ. Sư thầy chùa Bồ Đề đã đưa em bé đến bệnh viện rồi bỏ rơi ở đây, không chăm sóc, nuôi nấng. "Các vị sư thầy đáng kính quấn trên người con chiếc khăn màu đỏ, để lại đó 1 chiếc chậu và 1 chiếc khăn mặt dưới gậm giường cùng vài bộ quần áo cũ nát, đặt con lại giường bệnh, nói với điều dưỡng là ra ngoài mua mấy thứ rồi không bao giờ trở lại. Con ở đó, chấp nhận số phận bị bỏ rơi lần thứ hai , bởi tay những người nhân từ khoác lên mình bộ áo nâu miệng tụng những từ nam mô mà không hiểu tâm họ có nhận thức được nó?"

Sau khi bị bỏ rơi, Kiều Hương Anh đã được bạn Thỏ Bun và mọi người giúp đỡ. Cô bé đã vượt qua ca mổ khó khăn để giành giật sự sống. Điều khiến mọi người bức xúc đó là khi em bé vừa khỏe mạnh trở lại thì những sư thầy "vô tâm" kia bất ngờ trở lại để đưa đứa trẻ về lại chùa.

Các sư thầy khi đến nhận lại đứa trẻ đã ngụy biện mọi lỗi lầm và chối bỏ rằng mình không "vứt bỏ" đứa trẻ này.: "Họ chối bỏ mọi sự việc đã qua, mọi lỗi lầm đã từng. Họ nói lúc con được đặt trước cửa chùa, sư trụ trì đang đi Công Tác Nước Ngoài, nên không nắm rõ được sự việc, có cô phật tử thấy con bị bỏ rơi nên đón vào chùa, tự đặt tên cho con mà không báo với sư cụ, thấy con ốm rồi đưa con vào viện mà QUÊN không báo lại. QUÊN sự tồn tại của một đứa trẻ chỉ mới vài ngày tuổi ? Hỏi nhân đức ở đâu ?"

Qua những chia sẻ trên, chúng ta có thể phần nào hình dung ra vấn nạn "sư giả" đang khiến cộng đồng Phật tử và cộng đồng mạng xôn xao là hoàn toàn có thật và cần được lên tiếng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét