Học Tập cho Ngày mai tỏa sáng

Học tập vì tương lai tươi sáng, học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Chia sẻ kiến thức học đường

Kiến thức học đường chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức cho học sinh và phụ huynh

Xây dựng ước mơ

Cùng giáo dục học đường xây dựng ước mơ tương lai cho con trẻ

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Bố mẹ đưa phong bì cho cô, con mới thoải mái học tập?

Năm học mới đang đến gần, các con háo hức đi học, còn các ông bố bà mẹ méo mặt với đủ các chi phí: Tiền đóng học, tiền may quần áo đồng phục cho con tiền mua dụng cụ học tập … và một khoản tiền không thể không có là: tiền phong bì cho các thầy cô giáo. Số tiền ít thì là 2 trăm còn nhiều là 5 trăm, 1 triệu... Đó là tấm lòng của các phụ huynh gửi gắm cho những người chịu trách nhiệm dạy dỗ con cái họ, người nắm giữ vận mệnh tương lai của con mình. Do đó, nhiều người đã phải cố cho bằng được món quà nho nhỏ đó. Tuy nhiên, có phải có phong bì, các con mới thoải mái học tập và phát triển?

1. Bố mẹ đã “nhờ” cô, con được ngồi bàn nhất


Tình trạng đưa phong bì cho các cô giáo trong những ngày khai giảng trở thành phổ biến ở các trường học, đặc biệt là ở các em độ tuổi vào lớp 1. Vì lí do các em lần đầu đi học nên bố mẹ thường quá lo lắng cho con mà gửi gắm hết cho các thầy cô. Không biết bày tỏ tình cảm bằng gì các phụ huynh dùng phong bì làm quà. Tình trạng này đã làm hư các thầy cô giáo khiến họ coi như việc đó là đương nhiên.



Chị Linh (Hoàng Mai) có cậu con trai năm nay vào lớp 1. Sau khi đã chạy vạy cho cậu bé 2000 USD vào trường điểm, chị lại phải lo đến khoản lót tay cho các thầy cô khi con chị bắt đầu được phân vào lớp học. Với kinh nghiệm của người chuyên chạy vạy, chị đã nhanh tay đưa cho cô giáo mới của con 1 triệu để “mong cô quan tâm đến cháu”. Con chị nhanh chóng được xếp lên ngồi bàn đầu tiên để dễ tiếp thu bài và không bị xao lãng khi học tập. Chị hồ hởi kể: Có đứa con hàng xóm bố mẹ cứng tính không chịu chi bị xếp xuống bàn cuối cùng mặc dù bé tí tẹo. Cô giáo còn tỏ vẻ khó chịu khi tiếp xúc với cháu đến mức về cháu kể với bố mẹ là “cô ghét con lắm, con chẳng thích đi học đâu!”. Chị Linh dặn con: “cứ khi nào có việc gì ở lớp thì nói ngay với mẹ, mẹ đã nhờ cô giáo rồi con không có gì phải lo cả, cứ thoải mái ở lớp”. Do đó, cháu đi học tự tin lắm, không sợ bị cô soi. 

Tuy nhiên, “đi” một thì phải “đi” hai. Không chỉ ngày khai giảng mà ngày lễ tết nào của các cô chị Linh cũng phải quan tâm chu đáo, nếu không thì các cô lại tỏ thái độ ngay. Do đó, chị lúc nào cũng tâm trạng phải xin xỏ cho con và phải chi mất cũng kha khá tiền. Nhiều lúc cũng căng thẳng, chị cũng muốn dừng lại nhưng không dám sợ ảnh hưởng đến con. Nên đâm lao lại phải theo lao vậy. Mệt mỏi và ức chế!

2. Không phải phong bì, cô giáo vẫn nhiệt tình giúp đỡ


Với tình trạng đưa phong bì cho cô giáo ngày đầu  năm học nếu bố mẹ gia đình giàu có thì không sao nhưng những gia đình nghèo thì lo không xuể. Tuy nhiên, một điều hay là, các gia đình giàu thì phong bì nối tiếp phong bì để nhận được tình cảm ưu ái của các thầy cô, còn những gia đình không có điều kiện, con em họ vẫn học giỏi và được quan tâm dù họ không có quà. Tất cả là do phẩm chất của các thầy cô và thái độ của cha mẹ đối với vấn nạn phong bì này.



Không giàu có như chị Linh, chị Hà (Hà Đông) cũng có con năm nay học lớp 2. Chị quan điểm không thể làm hư các cô nên chị nói không với tình trạng đưa phong bì cho cô ngay từ đầu. Năm ngoái khi vào lớp 1, cô con gái của chị không phải đăng kí đâu xa cứ đi học đúng tuyến là được nhận hết. Nên khi cháu nhập học chị không phải mất tiền chạy trường cho con. Thêm vào đó, khi khai giảng năm học chị cũng không đưa tiền cho cô giáo mà chỉ gặp nói chuyện với cô để tìm hiểu về việc học của con. Được cái cô giáo cũng nhiệt tình và không phân biệt đối xử nên cô tận tình nói các phương pháp học tập và các lưu ý các phụ huynh nên nhớ để dạy dỗ các bé mới vào học tiểu học. Thấy cô giáo tử tế, chị cũng không đưa phong bì mà chỉ nói với cô là nhờ cô quan tâm cháu. Khi cháu đi học về, chị có hỏi thì thấy cháu nói cháu ngồi bàn ba và không thấy cô giáo phân biệt đối xử gì hết. Chị nghĩ, thì ra trường làng nên các cháu có gia cảnh như nhau, bố mẹ không có nhiều tiền chạy cho các cháu nên cô giáo vì thế mà không bị hư. Các cô nhiệt tình dạy dỗ các cháu nên cuối năm con gái chị trưởng thành rất nhiều và thi giải toán trên mạng được điểm cao. Chị có đưa phong bì cảm ơn cô giáo nhưng cô không nhận với lí do do cháu tự giác học chứ không phải do cô, với lại cháu là đại diện của trường đi nhận phần thưởng của quận nên cô giáo rất tự hào.

Tóm lại, tình trạng đưa phong bì cho các thầy cô nhân ngày đầu năm học trở  nên phổ biến là do các bậc phụ huynh thi nhau làm hư các thầy cô, chứ nếu như ai cũng như chị Hà, quan điểm nhà mình không có điều kiện, con cái phải tự học tập và trưởng thành, thì các cô giáo cũng vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Đương nhiên là cũng tùy vào lương tâm của các cô giáo nữa. 

Vì sao phải để con cái tự học tập và trưởng thành khi mà các cháu chỉ mới vừa bắt đầu đi học, làm như vậy có tốt cho các cháu hay không, các bạn có thể đánh giá về vấn đề này qua bài viết Dạy con tự lập từ bé của chúng tôi.

Còn rất nhiều yếu tố khiến vấn nạn này đang trở nên hot mà trong bài viết chưa thể nói được hết. Mong độc giả có ý kiến để cung cấp thêm kiến thức cho bài viết thêm hoàn thiện.

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Phi lý đề án học sinh lớp 1-3 sử dụng máy tính bảng thay SGK

Vừa qua, sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đề xuất đề án "Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3", đề án này vấp phải khá nhiều ý kiến phản đối của toàn xã hội, thậm chí còn được cho là một một ý tưởng “phi lý”.

Với kinh phí 4.000 tỷ đồng, các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 tại thành phố sẽ được trang bị máy tính bảng. Các em được tương tác với tấm bảng thông minh, mỗi em sử dụng một máy tính bảng để học, làm bài tập, bài kiểm tra, giáo viên điều khiển lớp học qua máy tính, sách giáo khoa được số hóa với khả năng hiển thị hình ảnh động và âm thanh cho mỗi bài học…
Việc sử dụng SGK điện tử nhằm làm giảm chi phí ấn hành, xuất bản, giảm mua sắm cho phụ huynh và giảm mang vác cho trẻ nhỏ, đồng thời mang lại nhiều tiện ích trong học tập như các nguồn tài nguyên trên mạng, khả năng tương tác, nắm bắt hình ảnh tại chỗ... Đó là những lý do được cho là lợi ích khiến đề án này dược đề xuất. Tuy nhiên, đó có thực sự là lợi ích hay không thì chúng ta cần phải phân tích cả về tâm lý và thể chất của trẻ.



Về mặt tâm lý: Máy tính bảng là một kho tàng kiến thức, giúp trẻ có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, đó cũng là con dao hai lưỡi. Trong thiết bị công nghệ này, khi được kết nối với Internet tức là nó tràn ngập tất cả mọi thứ như phong cảnh, âm thanh, tin tức,... vì thể trẻ không phải tưởng tượng bất kì điều gì. Khi đó não của trẻ sẽ hoạt động ít hơn và trí tưởng tượng, khả năng tư duy của các em đương nhiên bị giảm xuống.
Không những thế, khi dành thời gian cho thiết bị công nghệ này quá nhiều, trẻ cũng thiếu đi những kiến thức, kỹ năng xã hội sơ đẳng. Chúng không quan tâm đến việc thiết lập mối quan hệ ngoài đời thực thay vào đó, chúng sẽ giành nhiều thời gian với các mối quan hệ ảo, với những nhân vật hoạt hình, các trò chơi điện tử. Vì thế, tình cảm với bố mẹ và với những người xung quanh sẽ mờ nhạt đi.
Về mặt thể chất: Nghiên cứu cho thấy 6-8 tuổi là thời kỳ trẻ có nhiều chuyển biến rõ rệt trong sự phát triển tâm, sinh lý và thể chất. Cơ bắp và xương cũng đang phát triển nên việc sử dụng sách điện tử quá nhiều có thể gây tổn hại cho sự sáng tạo, chú ý và phát triển cơ động lực của bé. Hơn nữa, trẻ em phát triển trí tuệ qua các hoạt động tay chân. Với trẻ em, không gì bằng việc học qua các đồ vật thật, sờ được tận tay, nhìn được tận mắt, kể cả việc học sách giáo khoa, viết, vẽ,... Vì thế, việc sử dụng máy tính bảng hầu như không có lợi với các em. Thay vì lật từng trang sách để rèn luyện sự tập trung, các em chỉ phải vuốt tay. Mục đích rèn luyện kĩ năng, tính cách  cũng sẽ bị gạt sang 1 bên.
Bên cạnh đó, hiện nay tỉ lệ cận thị, loạn thị của các em học sinh quá cao, có rất nhiều lớp tỷ lệ cận thị lên đến 70% mà nguyên nhân chủ yếu là vì các em tiếp xúc quá nhiều với tivi, máy vi tính,... Nếu như đề án này được thông qua, các em sẽ tiếp xúc với chiếc máy tính bảng liên tục khoảng 7-8 tiếng/ngày trong khi khoa học chứng minh, 1 ngày trẻ em chỉ nên tiếp xúc với các thiết bị công nghệ 30 phút. Chưa hết, hiện nay các lớp học đa phần không đủ ánh sáng. Nếu trẻ vừa phải đọc chữ trên máy tính bảng, vừa phải viết chữ trên vở sẽ làm cho mắt các em phải điều tiết liên tục giữa 2 môi trường sáng và thiếu sáng. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những tác hại cho mắt.


Khi lạm dụng máy tính bảng quá nhiều, trẻ em sẽ mất đi khả năng tư duy và tưởng tượng

Việc để trẻ tiếp xúc với máy tính bảng sẽ xảy ra tình trạng cha mẹ không kiểm soát được con chơi gì trên máy, trẻ truy cập vào web xấu, game bạo lực, trẻ nghiện máy tính, bỏ bê học hành hay nhắn tin, gọi điện tùy tiện. Không những thế, với những gia đình có điều kiện, bố mẹ tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ không nói làm gì. Tuy nhiên, với những gia đình bố mẹ chỉ làm công nhân, lao động chân tay đơn thuần, ít tiếp xúc với công nghệ thông tin thì máy tính bảng là đồ dùng lạ lẫm với họ. Như vậy cũng rất khó để bố mẹ kèm con học thêm ở nhà. Hơn nữa, sử dụng máy tính bảng trong giờ kiểm tra, trong quá trình học, đến giờ làm bài thi thì máy hết pin, máy hỏng,... thì phải làm sao?
Lập luận dùng máy tính để trẻ không phải mang cặp nặng cũng không thuyết phục. Như vậy chẳng khác nào việc chúng ta tự nhét đầy vào túi mình, tự tạo áp lực lớn để rồi lại loay hoay tìm cách giảm tải nó bằng những việc không tưởng. Có nhiều cách khác có thể giảm số cân nặng cho cặp của trẻ: Thay vì một ngày phải học thật nhiều môn thì cho trẻ học ngày 2-3 môn, không cần mang thêm quần áo để ăn ngủ ở trường… Thay vì nghĩ đến chuyện giảm nhẹ chiếc cặp sách, phải nghĩ đến việc giảm tải về kiến thức, về áp lực thành tích lên trẻ. Việc dùng máy tính bảng để trẻ khỏi mang nhiều sách vở là thay cái xấu bằng một cái tệ hơn.
Đề án dùng máy tính bảng để thay thế sách giáo khoa là điều hoàn toàn phi lý và phản khoa học. Vì thế, cơ quan chức năng cần xem xét kĩ vấn đề này để có phương án hợp lý nhất. Về phía các vị phụ huynh, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả mọi người, góp tiếng nói để hoàn thiện hơn nữa môi trường và phương pháp giáo dục đối với con em chúng ta.

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Tại sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

Có nhiều người cho rằng dạy tiếng Anh cho trẻ từ khi còn nhỏ là không tốt, dễ dẫn đến tình trạng “loạn ngôn”, khó tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên theo kết quả của nhiều nghiên cứu, thực tế không hoàn toàn như vậy. Tuổi càng nhỏ, các em tiếp thu ngôn ngữ càng tốt, có thể bắt đầu ngay từ tuổi thiếu nhi, từ 4 đến 5 tuổi. Vậy việc dạy tiếng Anh cho trẻ từ khi còn nhỏ mang lại lợi ích gì? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Tại sao nên cho trẻ học tiếng Anh sớm?

Giúp trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ tự nhiên


Khác với những đứa trẻ có độ tuổi lớn hơn, việc tiếp thu ngôn ngữ của chúng là sự tiếp thu có tư duy, còn những trẻ em khi độ tuổi vẫn còn nhỏ, việc tiếp thu ngôn ngữ lại là khả năng hấp thụ tự nhiên, giống như quá trình tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác thỏa mái khi tham gia các lớp học ngoại ngữ.

 
Giúp trẻ có khả năng hấp thụ ngôn ngữ tự nhiên

Giúp trẻ có được cách phát âm chuẩn tự nhiên


Đây là lứa tuổi trẻ thích học nói, thích được bắt chước vì thế sẽ không khó để dạy trẻ phát âm theo đúng ngữ điệu. Vì thế, trong giai đoạn này phụ huynh nên tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với môi trường Anh ngữ ngay từ nhỏ như thông qua việc xem hoạt hình, nghe truyện cổ tích bằng tiếng Anh hay học tiếng Anh từ giáo viên bản ngữ. Ngoài ra, để tạo nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu tiếng Anh sau này, chúng ta cũng nên kết hợp dạy trẻ học thêm vốn từ vựng cơ bản, bảng chữ cái, con số,...

Giúp trẻ sớm tự tin khi giao tiếp


Với cách kết hợp dạy và học theo phương pháp “vừa học vừa chơi”, khuyến khích việc nói, giao tiếp sẽ tạo cảm giác thích thú cho trẻ nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ sớm tự tin trong việc đối thoại với người khác và tham gia tích cực các hoạt động xã hội sau này. Đây mới thực sự là kĩ năng quan trọng mà mỗi người cần phải có trong cuộc sống.

Giúp trẻ sớm tự tin khi giao tiếp


Như vậy, việc trẻ được tiếp cận với môi trường ngoại ngữ sớm đem lại khá nhiều lợi ích. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào phương pháp dạy và học có đúng đắn hay không? Theo Tiến sĩ Walter, cố vấn chương trình tiếng Anh trẻ em tại Anh ngữ Quốc tế Fairyland School, “Phương pháp hiệu quả nhất là đưa trẻ vào một môi trường vừa học vừa chơi bằng tiếng Anh thông qua những bài giảng kết hợp với những hoạt động, trò chơi thú vị được giảng dạy bởi các giáo viên bản ngữ”.

Điều đó có nghĩa là, để đạt được hiệu quả từ việc cho trẻ học tiếng Anh từ sớm, chúng ta cần kết hợp nhịp nhàng giữa việc học và chơi. Ví dụ, thay vì việc viết chữ cái ra giấy rồi đọc cách phát âm như người lớn hiện nay vẫn học, thì chúng ta nên cho trẻ em tham gia những trò chơi bằng tiếng Anh gắn liền với bài giảng, khi được nghe, nhắc lại nhiều lần trẻ sẽ tự nhớ từ mới theo phản xạ tự nhiên, chưa cần phải biết viết. Điều này sẽ giống như trẻ học tiếng mẹ đẻ, biết nói trước và biết đọc, viết sau.

Với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp, hi vọng các bạn sẽ có một chiến lược phù hợp, giúp con em mình có một tương lai tươi sáng.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Gian nan đi tìm trường mầm non cho con

Thằng cu con được 25 tháng, bà ngoại thì quá xa, bà nội nằng nặc đòi về vì ông bảo: “Con chúng mày đẻ ra, chúng mày tự đi mà nuôi lấy”, không thể nghỉ việc ở nhà trông con, chị Hà bước chân vào hành trình tìm trường mầm non cho con. Mà sao cái hành trình này, chị thấy nó gian nan quá.


Mầm non công: Xếp hàng từ 4 giờ sáng vẫn không còn chỗ


Báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy, hiện nay thành phố có 948 trường mầm non với 431.000 cháu. Trong đó, công lập có 692 cơ sở, 33.900 cháu (chiếm tỷ lệ 80%). Số cơ sở mầm non ngoài công lập là 235 với hơn 84.000 cháu (chiếm 20%).
Nhiều năm nay, tránh tình trạng phụ huynh phải xếp hàng từ đêm để mua đơn cho con vào học mầm non, Hà Nội đã thực hiện bốc thăm với những trẻ đúng tuyến. Trẻ 5 tuổi được ưu tiên nhận hết nhằm thực hiện phổ cập cho các cháu chuẩn bị vào lớp 1, con chị Hà mới 2 tuổi nhưng chị vẫn cố “xếp hàng” cho con vào mầm non công.

Đã đọc nhiều thông tin về tỉ lệ chọi ở các trường mầm non cao hơn đại học, nên 4 giờ sáng chị Hà đã gọi chồng dậy mang hồ sơ đến xếp hàng vào trường mầm non của phường. Lúc ấy còn chưa xong trận bóng, chồng chị vừa ngáp ngủ vừa càu nhàu. Đến nơi, trường đã mở cửa và bảo vệ mở cổng và mời phụ huynh lên khu vực phòng tuyển sinh ngồi chờ. Phụ huynh được mời uống nước và có tivi truyền hình trực tiếp xem nốt trận bóng đá.

Đúng 7h30, nhà trường thực hiện kiểm tra và phát hồ sơ tuyển sinh cho phụ huynh trên địa bàn phường. Mọi việc diễn ra khá trật tự. Đến 9h ngày đầu tiên nhận hồ sơ, đã có 51 hồ sơ đăng ký vào lớp trẻ nhà trẻ 2 tuổi được phát ra (trong khi đó chỉ tiêu là 50). “Nếu số lượng hồ sơ ở nhóm trẻ nhà trẻ 2 tuổi vẫn tiếp tục tăng, phụ huynh vẫn muốn cho con theo học tại trường thì chúng tôi buộc phải tiến hành bốc thăm để lựa chọn ngẫu nhiên trẻ được vào học như các địa bàn khác vẫn làm” – hiệu trưởng nhà trường cho biết. 

Chị Hà nghe nói vậy cũng chỉ biết về nhà và chờ đợi,  Trên báo đăng thông tin quận Đống Đa nơi chị sinh sống có 25 trường mầm non tuyển sinh với 243 lớp, số trẻ các trường tuyển là 2.816/20.913 trẻ trong độ tuổi điều tra. Đối với lứa tuổi nhà trẻ, cả quận tuyển sinh 30 lớp, với 905/5.484 trẻ trong độ tuổi điều tra (chỉ chiếm 16,5%) khiến chị càng thêm lo lắng.  Trường mầm non chị nộp hồ sơ là trường gần nhà mà cũng có tỷ lệ “chọi” cao ngất ngưởng (30/579 trẻ). Sau một tháng chờ đợi không được hồi âm, chị Hà đến tận trường hỏi thì được biết con chị không có trong danh sách tuyển vì trường bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên. Thế là mặc dù tới xếp hàng từ 4 giờ sáng, con chị vẫn “trượt” vì hết chỉ tiêu.


Mầm non tư thục: Giá quá cao, phòng quá bé


Bắt được phiếu “chúc bạn may mắn lần sau” vào trường mầm non công, chị Hà đành chuyển sang tìm trường tư thục. Chị muốn tìm một trường mầm non tư thục gần cơ quan, chất lượng tốt để cho con theo học. Tham quan một số trường ở khu vực Bà Triệu, Trần Quốc Toản, Lý Nam Đế... vì những lời quảng cáo là chất lượng cao, dạy song ngữ, chưa bàn đến chất lượng, chị thấy không hài lòng vì các trường đều có diện tích nhỏ như hộp diêm. Trung bình mỗi phòng học chỉ khoảng 30-35 m2, sân chơi không đáng kể. Nhưng khi hỏi đến học phí, chị mới thật sự bất ngờ vì học phí quá “chát” so với thu nhập trung bình của vợ chồng chị: khoảng 300 – 400usd/tháng.

"Phòng chật hẹp sẽ kéo theo những vấn đề như xử lý mùi, khí tự nhiên, đặc biệt là việc phát triển vận động của trẻ trong giai đoạn hiếu động sẽ khó khăn", chị nói và băn khoăn khi các điều kiện giảng dạy chưa tốt nhưng mức phí mà phụ huynh phải trả lại khá cao.

Chị  Hà đem thắc mắc ấy hỏi hiệu trưởng nhà trường và nhận được câu trả lời: "Đất nội thành rất chật hẹp, một số trường mầm non phải xây đến 5 tầng để có không gian cho trẻ. Việc đáp ứng hết nhu cầu học sinh lại vừa phải đảm bảo diện tích theo tiêu chuẩn (8 m2/trẻ) là điều rất khó khăn đối với chúng tôi".  Bà ấy còn cho hay, quy định 8 m2/trẻ là chuẩn quốc gia và không chỉ riêng trường mầm non này,  hiện nay chỉ có 20% trường trên cả nước đạt được tiêu chuẩn ấy.

Nhà trẻ tư nhân: Không yên tâm về chất lượng


Băn khoăn về giá cả và diện tích các trường mầm non tư thục, chị Hà lên các diễn đàn thì thấy cũng có nhiều bà mẹ như chị, thu nhập chỉ ở mức trung bình nên đành nhắm mắt đưa chân gửi con vào những nhà trẻ tư nhân.

Buổi chiều hôm ấy, chị đến một nhà trẻ tư nhân gần nhà tham khảo các thông tin. Học phí ở đây khá thấp so với các trường mầm non tư thục: 900 ngàn/tháng, ngoài ra tiền xây dựng là 50.000, tiền điều hòa 50.000, tiền ăn 25.000/ngày. Như vậy tổng mỗi tháng chị chỉ phải trả khoảng 2 triệu đồng.

Thế nhưng khi quan sát chị vẫn còn rất nhiều băn khoăn. Những cô giáo phần lớn đều còn quá trẻ, chỉ mười tám đôi mươi gì đó, chưa có gia đình, chưa có kinh nghiệm chăm trẻ. Một cô phải trông tới 5-7 em. Ở nhà chị 2 người trông thằng con trai chị còn thấy mệt, đôi lúc phát rồ lên vì những trò nghịch ngợm của nó thì làm sao chị yên tâm các cô không nổi nóng mà đánh đập con chị. Nghĩ tới những vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ em, có khi dẫn đến tử vong đầy rẫy trên báo phần lớn đều từ những nhà trẻ tư nhân như thế này mà chị phát sợ. Rồi còn việc cô giáo ăn bớt sữa của các cháu, việc cô giáo ngại lau rửa nên cấm các cháu đi vệ sinh dẫn tới những mối đe dọa về sức khỏe… các bà mẹ rỉ tai nhau trên các diễn đàn. Phòng ốc chật hẹp, không có không gian chơi cũng là điều chị lo lắng.

Mất cả tháng trời tìm trường mầm non cho con mà cuối cùng chị Hà vẫn chưa biết phải quyết định thế nào cho hợp lý. Lẽ nào chị đành nghe lời chồng, gửi con về quê cho ông bà nuôi đến khi con vào lớp 1 thì đón lên Hà Nội. Nhưng chị dự đoán là  cuộc chiến cho con vào lớp 1 cũng gay gắt không kém. Chả nhẽ khi ấy chị lại lặp lại cái điệp khúc “gửi con về quê” hay sao?  Ước gì thành phố đầu tư hơn cho giáo dục mầm non để chị có thể gửi con vào một trường công mà không phải giành giật, luồn cúi, đi cửa sau… , không phải xếp hàng từ 4 giờ sáng mà vẫn không còn vé như thế này.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Ba phương án môn thi cho kì thi Quốc gia còn nhiều nan giải

Vừa qua, trong Hội nghị Tổng kết năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục đề xuất 3 phương án môn thi cho kì thi Quốc gia và dự kiến sẽ áp dụng ngay trong năm 2015. Động thái này cho thấy Bộ Giáo dục đang nỗ lực và quyết tâm cải thiện nền giáo dục nước nhà và giảm tải áp lực cho học sinh. Tuy nhiên, 3 phương án vừa đề xuất còn khá nhiều nan giải, chưa thể giải quyết được mong muốn chính đáng của toàn xã hội.


Ba phương án môn thi cho kì thi Quốc gia còn nhiều nan giải

Theo đó, 3 phương án môn thi cho kì thi Quốc gia có nội dung như sau:

Phương án 1 là theo môn thi. 8 môn gồm Toán, Văn, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ. Có 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi một môn. Để được xét công nhận tốt nghiệp, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Hoá, Lý, Sinh, Sử, Địa.

Phương án 2 là thi theo bài. Trong kỳ thi, 8 môn học ở lớp 12 gồm Toán, Văn, Lý, hoá, Sinh, Sử, Địa và Ngoại ngữ được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Lý, Hóa, Sinh) và bài thi Khoa học xã hội (gồm Sử và Địa).
Mỗi thí sinh phải thi 4 bài gồm 3 bài thi bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Thí sinh chọn một trong hai bài thi Khoa học tự nhiên hoặc Xã hội.

Phương án 3 cũng thi theo bài. 11 môn học lớp 12 THPT gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân được tuyển chọn để tổng hợp thành 4 bài thi.

Theo đó, sẽ có bài thi Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học); Bài thi Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ); Bài thi Khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân); Bài thi Ngoại ngữ. Tất cả sẽ có 4 buổi thi được tổ chức trong 2 ngày, mỗi buổi thi một bài.
Về việc gộp 2 kì thi Tốt nghiệp THPT và Đại học thành một kỳ thi Quốc gia chung có tác dụng làm giảm tải áp lực thi cử vốn  nặng nề cho thí sinh và mô hình này đã được nhiều Quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, chương trình giáo dục cấp 3 của họ đã được xây dựng nhằm phục vụ cho kì thi như vậy. Ví dụ như ở Thụy Điển, trong suốt quá trình học THPT, học sinh chỉ phải học 6 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn. Khi tốt nghiệp,  học sinh thi tất cả các môn và sử dụng điểm đó để xét vào các Đại học mà họ đã đăng đi trước đó. Mỗi Đại học sẽ có yêu cầu riêng về tổng điểm, hoặc tổng điểm và điểm một môn nhất định nào đó để vào được khoa chuyên ngành. Hay như ở Anh, học sinh cũng chỉ phải học 4 môn tự chọn trong khi học phổ thông. Bước sang năm thứ 2, tùy vào kết quả thi và định hướng tương lai mà học sinh có thể bỏ một môn để tập trung vào 3 môn còn lại.

Còn với nền giáo dục của chúng ta thì sao? Nếu áp dụng ngay phương án kì thi Quốc gia chung trong năm tới, có nghĩa là chúng ta cho học sinh thi vài môn để xét tuyển tốt nghiệp và thi Đại học nhưng vẫn yêu cầu học sinh học 11, 12 môn trong suốt 3 năm học phổ thông. Và những môn không có mặt trong danh sách thi lại không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Chương trình đào tạo của chúng ta liệu có hợp lý?

Đó là vấn đề về việc gộp 2 kì thi Tốt nghiệp và Đại học làm một, quay trở lại việc đánh giá về 3 phướng án cho kì thi Quốc gia chung, tôi có một vài ý kiến như sau:

Về phương án thứ nhất: Để xét tốt nghiệp THPT, học sinh phải thi 4/8 môn trong trong đó có tới 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn. Kết quả này lại là cơ sở để xét tuyển Đại học. Như vậy với phương án này, những thí sinh chỉ có thiên hướng các môn Tự nhiên có thể không làm bài tốt ở môn Văn và ngược lại. Điều này ảnh hưởng đến tổng điểm thi và đương nhiên cả việc vào Đại học. Hơn nữa, phương án này cũng rất khó có thể làm cơ sở cho các trường xét tuyển Đại học. Ví dụ, trường kỹ thuật yêu cầu Toán, Lý, Hóa phải tốt nhưng điểm thi của thí sinh lại bị phụ thuộc vào 1 nửa số môn thi không liên quan đến ngành học.

Về phương án thứ 2: Vấn đề gặp phải cũng tương tự như phương án thứ nhất, thí sinh chỉ được chọn 1 môn trong khi có tới 3 môn bắt buộc. Ngoài ra việc làm bài thi tổng hợp rất dễ gây dàn trải thì vấn đề chấm thi cũng khá rắc rối. Chúng ta sẽ chấm thi thế nào đây? Giả sử với bài thi của thí sinh chọn khối Khoa học xã hội sẽ có nội dung của 2 môn học: Sử và Địa. Nếu như bài thi đó có 2 giáo viên phụ trách chấm bài (giáo viên chấm phần trả lời môn Sử sau đó chuyển sang cho giáo viên chấm môn Địa) thì quả thực đó lại là điều không đơn giản, quản lý không tốt rất dễ xảy ra tiêu cực. Còn nếu như chỉ có1 giáo viên chấm bài kiêm cả 2 phần trả lời thì chắc chắn điều này không ổn vì giáo viên dạy Địa không thể chấm bài môn Sử được.

Về phương án thứ 3: Lại là một phương án cho đề thi tổng hợp và vấn đề chúng ta gặp phải tương tự như phương án thứ 2 thậm chí còn rắc rối hơn vì bài thi tổng hợp ở phương án này có nhiều môn thi hơn và cũng có nhiều bài thi tổng hợp hơn. Nhưng điều đáng nói hơn cả đó là với phương án này Bộ Giáo dục đã quá tham vọng vì muốn học sinh phải học tốt toàn diện tất cả các môn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, chúng ta đang tạo thêm gánh nặng học tập của các em học sinh. Thiết nghĩ , chúng ta nên đặt vấn đề nhu cầu của xã hội cần những con người giỏi về chuyên môn, lĩnh vực cụ thể, chứ không cần những con người cái gì cũng biết nhưng không chuyên sâu vấn đề gì, dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ như hiện nay.

Bên cạnh đó, có một điểm chung cho 3 phương án đó là cả 3 đều có môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ. Như vậy, không có sự công bằng giữa các địa phương vì ở nhiều nơi, đặc biệt là các nơi vùng sâu vùng xa, Ngoại ngữ chưa phải môn học phổ biến. Ngoại ngữ là môn bắt buộc cũng là lợi thế cho những học sinh có định hướng học các môn thuộc khối D.

Như vậy, một trong 3 phương án trên, dù phương án nào được chọn thì nó cũng còn tồn tại quá nhiều vấn đề và thực sự vội vàng nếu như phương án này được áp dụng ngay trong năm 2015. Hơn nữa, tại sao bỗng dưng chúng ta lại đổ dồn toàn lực vào lo cho vấn đề thi cử trong khi thi cử chỉ là điểm cuối của 1 quá trình học tập. Tôi hiểu, yêu cầu và mong muốn của toàn xã hội là muốn nền giáo dục của chúng ta được chấn chỉnh, nhưng tôi nghĩ chúng ta nên thực hiện việc này chậm mà chắc, đổi mới từ từ chương trình đào tạo cũng như cách dạy và học của  giáo viên, sau cuối mới đến đổi mới cách thi. Sức ép muốn mau chóng thay đổi mới của xã hội vô tình đã khiến Bộ phải đưa ra giải pháp tình thế là thay đổi cách thi, trong khi căn bản của giáo dục không phải là THI, mà là HỌC.

Đó là quan điểm cá nhân của riêng tôi, còn các bạn thì sao? Rất mong các bạn có thêm đóng góp để góp phần giúp nền Giáo dục của chúng ta hoàn thiện hơn, đồng thời cũng giảm áp lực nhưng vẫn đảm bảo tính công bằng cho chính con em chúng ta.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Chúng ta đẹp theo cách của riêng mình

Đứa con gái 8 tuổi của tôi sau khi xem thời sự về vụ chị Huyền đi hút mỡ bụng, nâng ngực bị chết thảm thương, ngước đôi mắt ngây thơ lên hỏi: “Tại sao người ta lại hút mỡ bụng rồi bơm lên ngực hả mẹ?”

Tôi trả lời con: “Vì nếu thành công, ngực sẽ đẹp hơn và bụng sẽ nhỏ đi”.

Con đặt tay lên bụng mẹ, rồi ôm mẹ thật chặt: “Bụng mẹ không nhỏ, nhưng con thấy nó đẹp vì bố bảo đó có cái ổ mà con từng nằm, mẹ nhỉ?”



Tôi ôm lấy con gái mình, như một con gà mái dang đôi cánh chở che cho những chú gà con. Và tôi nghĩ… các con chị giờ này đã không còn được mẹ ôm trong vòng tay! Bi kịch của chị bắt đầu từ việc chị không hài lòng với nhan sắc của mình, chị muốn đẹp, đẹp theo cách mà người khác cho là đẹp.

Chị và tôi, cũng như rất nhiều phụ nữ khác, ngay từ nhỏ đã rất quan tâm đến nhan sắc của mình. Chúng ta làm vậy nhiều khi chẳng phải vì bản thân, mà chỉ vì đó là điều mà xã hội muốn và đã ngầm quy định. Nhiều khi tôi tự hỏi: Tại sao cứ phải là “trai tài, gái sắc”,  nếu trai không tài và gái không đủ sắc thì sao? Tại sao phụ nữ đẹp cứ phải có làn da trắng, mặt trái xoan, cổ kiêu ba ngấn, mình hạc, xương mai…? Ai bảo mắt một mí là xấu? Ai nói là con gái cứ phải mắt bồ câu mới đẹp. Tại sao chúng ta sinh ra khác nhau, sống khác nhau lại cần có một tiêu chuẩn chung về nhan sắc và tính cách?

Vì sao lại có những “chuẩn mực” về cái đẹp như vậy trong khi các cô gái vẫn thở bình thường với một cái mũi không cao; vẫn được hôn, được âu yếm khi có một gương mặt tròn trịa hoặc vuông vắn và vẫn nhìn thấy rõ mọi việc với một đôi mắt không to tròn…
Kể từ khi sinh con, tôi soi mình trong gương và đã nghĩ khác. Tôi chẳng còn mệt nhoài chạy theo những “chuẩn mực” để tự làm khổ mình nữa. Tôi không có làn da trắng như Bạch Tuyết nhưg  một làn da nâu hồng, khỏe mạnh cũng đâu có xấu. Tôi không có mũi cao thanh thoát nhưng một cái mũi tẹt, tròn tròn khiến nhiều người khen tôi trẻ lâu và xinh xắn. Vòng eo của tôi không thon gọn nhưng  một cái bụng có ngấn mỡ nhắc tôi nhớ rằng mình đã làm mẹ như thế nào. Những định kiến ấy khiến chúng ta đang dần công nhận các mỹ nhân Hàn Quốc, trăm người như một, cùng kiểu cười, cùng chiếc mũi, cùng đôi mắt, cùng cái cằm nhòn nhọn là tiêu chuẩn.

Con gái tôi cũng giống như những cô bé 8 tuổi khác, rất hay có những băn khoăn về gương mặt, ngoại hình của mình. Hôm qua, sau khi đi chơi về, cô bé phụng phịu: 

- Mẹ ơi, con xấu lắm phải không?
Giọng con đầy tức tưởi và nước mắt thì chỉ trực trào ra từ ánh nhìn loang loáng ướt. Kéo con lại gần, tôi hỏi:

- Tại sao con lại nghĩ thế?
- Người ta bảo con không xinh giống mẹ.
Tôi đưa con ra trước gương: 

- Con không xinh giống mẹ, con xinh giống con mà.
Thế là cô bé với hai bím tóc dầy mầu hạt dẻ trong gương lại cười thật tươi, gương mặt tròn trịa và đôi mắt trong veo lại long lánh vui tươi. “Phải rồi, con xinh giống con mà”.

Thế đấy, chúng ta khác biệt, và chúng ta đẹp theo cách riêng của mình.

Bạn có bao giờ nghĩ mình đẹp theo cách riêng của bạn chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi ý kiến của bạn nhé.

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Dạy con tự lập từ bé

Những bà mẹ thế hệ 8x như tôi khi dạy con thường không còn răm rắp nghe theo những kinh nghiệm mà các cụ truyền lại. Chúng tôi có internet, có sách báo, bất kỳ một điều gì khúc mắc chỉ cần gõ một câu lệnh trên Google là có thể giải quyết được tất tần tật. Chúng tôi có sẵn hàng trăm, hàng nghìn bài báo về dạy con kiểu Nhật, kiểu Mỹ…
Dạy con tự lập từ bé

Khi kinh tế của mỗi gia đình dần khấm khá hơn, hầu hết những bà mẹ hiện đại như tôi đều có chung một nỗi lo là nếu cứ dạy con kiểu bảo bọc con giống như các bà hay lo xa thì con lớn lên sẽ thành những chú “gà công nghiệp” ngơ ngác giữa cuộc đời. Hoặc biến chúng thành những kẻ lười nhác: Cơm dọn tận nơi, còn phải giục chán chê con mới chịu ăn, việc học hành, ngủ nghỉ, đều phải có người đe nẹt, nhắc nhở chúng mới chịu miễn cưỡng làm… Nghiêm trọng hơn, chúng thường sẽ sinh ra tính ích kỷ, đổ lỗi cho người khác chứ không bao giờ nhìn thấy lỗi lầm của mình mà sửa chữa.

Con trai tôi năm nay 3 tuổi, ở nhà tôi luôn bắt bé phải tự làm những việc bé có thể làm được. Và khi con mắc lỗi gì, tôi luôn chỉ cho con thấy, đồng thời nhắc nhở, phạt để lần sau con không được tái phạm nữa.  Nhưng câu chuyện mà tôi được tận mắt chứng kiến của một bà mẹ 9x khiến tôi phải suy nghĩ lại cách “dạy con tự lập” của mình.

Tôi chơi khá thân với bà mẹ 9x nhưng từ khi chúng tôi lập gia đình, lấy chồng, sinh con thì không có thời gian nhiều gặp gỡ nhau. Một buổi chiều, tôi gặp cô ấy khi cô mang một quyển vở đến trường cho đứa con 6 tuổi của mình. Thằng bé để quên cuốn sách ở nhà, nó nhờ cô giáo gọi điện cho mẹ mang đến. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên, và nghĩ thầm rằng nếu cô cứ chiều chuộng con như thế thì nó sẽ hư hỏng và ỷ lại mất thôi. Dù sao đây cũng là một bà mẹ trẻ, lấy chồng khi mới 18 tuổi, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống.

Tôi hỏi cô ấy: “Em có thường xuyên mang đồ con để quên như thế không? Em cứ chiều thế lớn lên nó sẽ hư đấy, phải dạy nó biết tự lập chứ”. Cô ấy bảo: “Thằng bé không muốn để quên vở đâu chị, với lại em chỉ mang cho nó khi em đang rảnh thôi”.  “Nhưng nếu nó không chỉ quên lần này, mà còn quên thêm hai, ba lần nữa thì sao? Liệu em còn mang vở đến cho nó mãi được không?” “Nếu lúc đó em rỗi, thì em vẫn có thể mang tới cho nó”. “Sao em không dạy cho nó một bài học, rằng nếu quên vở thì sẽ không học được, bị cô giáo phạt để lần sau nó không còn quên nữa”. Bà mẹ trẻ cười cười, lắc đầu: “Không. Thằng bé cần sự giúp đỡ chị ạ. Đó là giá trị của gia đình phải không nào? Nhưng nếu khi con gọi điện em cũng đang bận việc của mình, hoặc em bị mệt thì em se bảo rằng: “Mẹ xin lỗi, nhưng hôm nay mẹ cũng đang rất bận việc, không thể tới chỗ con được. Con nói lời xin lỗi cô giáo nhé và xem có thể làm gì để bù đắp không”.

Khi tôi chuẩn bị ra về, bà mẹ trẻ ấy nói thêm: “Nếu thằng bé quả là có sự lơ đễnh “bác học” và liên tục quên, thì em sẽ cùng con ngồi lại xem nguyên nhân vì sao. Có phải vì  nó không chuẩn bị cặp sách từ tối mà đến sáng mới cuống cuồng cho sách vở vào cặp không? Hay vì các cuốn vở màu sắc quá giống nhau nên mang nhầm? Thế thì em sẽ cùng con mua nhãn vở nhiều màu sắc về dán”.

Câu nói của em làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Từ trước tới nay vì muốn để con tự lập mà tôi luôn tự lập mà dằn giọng: “Con phải chịu hậu quả để mà nhớ lấy bài học này”.  Tôi  không biết rằng làm như thế những đứa trẻ sẽ không còn cảm thấy ấm lòng khi biết mẹ và gia đình luôn ở bên mình. Thay vì trừng phạt con, tôi có thể cùng con ngồi thảo luận và tìm ra giải pháp để con không quên nữa.

Đây quả thực là một bài học rất ý nghĩa với tôi. Nó giải phóng những ông bố bà mẹ như tôi khỏi nỗi sợ “làm hư con”, “nuông chiều con”. Nó nhắc nhở về sự gần gũi, thân mật, hỗ trợ trong gia đình.. Dạy con tự lập không có nghĩa là gạt đi tình yêu với con. Mà thực ra họ để con tự lập và vừa yêu thương con, chỉ dẫn con đúng cách. Để làm được như vậy, chính bố mẹ cũng phải hoàn thiện mình, là con người hiểu biết, có đạo đức để có thể hướng dẫn con đúng đắn. Chính cách dạy tưởng chừng như “không để con tự lập” đó lại dạy con để con không chỉ là một người tự lập, mà là một người tự lập thông thái, đầy bản lĩnh và xúc cảm. Không nên đem suy nghĩ của mình với tư tưởng mình là người đi trước thì kinh nghiệm hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn mà áp đặt cho con cái, nếu không có thể chính bạn sẽ bóp nát cuộc đời con bạn

Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Thành công trong lập nghiệp không qua cánh cổng Đại học

Ngày xưa khi tôi chuẩn bị thi đại học, bố mẹ tôi đã nói rằng: Nếu không đỗ đại học, thì chỉ có nước ăn cháo sau này? Nghĩa là tôi sẽ chẳng thể có công ăn việc làm ổn định và tương lai thì vô cùng mờ mịt. Thế nhưng điều này có phải là đúng trong xã hội Việt Nam hiện nay? Khi mà các cử nhân, thạc sĩ ra trường thất nghiệp với những con số đáng kinh ngạc:162.000 người.

Xem thêm: Đừng ép con thi Đại học, hãy để con lựa chọn cuộc đời của con!

Đúng là có bằng đại học, dễ kiếm việc hơn


Tâm lý này của các bậc phụ huynh và các em học sinh là rất phổ biến. Cha mẹ muốn còn học hành giỏi giang, đỗ đạt để sau này có cuộc sống tốt hơn. Với tấm bằng đại học các em có nhiều cơ hội cho nghề nghiệp hơn, cuộc sống tốt và đầy đủ hơn. Có tấm bằng đại học vẫn là con đường đi bằng phẳng nhất dành cho các em. Học đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp nhưng là con đường tốt nhất cho các em. Do đó, có nhiều người đã trưởng thành, có nghề nghiệp rồi vẫn mơ ước có được tấm bằng đại học bằng cách học tại chức hoặc liên thông


Tuy nhiên, có phải chỉ có học đại học mới kiếm được tiền nhiều và có nghề tốt? Câu trả lời là không phải như vậy. Nhiều người  lập nghiệp thành công mà không cần học đại học.

Các gương mặt thành công trong lập nghiệp không qua Đại học ở Việt Nam


Nhiều người quan niệm, thành công trong cuộc sống là làm một việc có ích cho bản thân và xã hội, kiếm được tiền cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với quan niệm đó, họ đã không tham gia học đại học vì trường đại học không thể trang bị cho họ hành trang để thực hiện ước mơ, chỉ có trường đời với những kinh nghiệm thực tế mới có thể giúp họ thực hiện đam mê, và làm những gì phù hợp với khả năng.

Tại Việt Nam, chúng ta bắt gặp không ít các bạn trẻ dám dấn thân vào cuộc sống thực tế, bỏ qua môi trường đào tạo của Đại học để lập nghiệp thành công. Như bạn Trần Huyền Hương (sinh năm 1991, người Hà Nội) hiện là chủ một quán cafe mèo tại Q. Phú Nhuận, TP.HCM. Cô là người đầu tiên mở quán cà phê mèo tại Hà Nội, sau khi thành công mới chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh.
Cái giá của việc mở quán cà phê là… bỏ học. Cô đã mở quán cà phê cho các bạn học sinh sinh viên đến ngắm những chú mèo xinh xắn. Ngoài cà phê thú cưng, Hương còn mở dịch vụ chăm sóc, chải lông, tắm, phối giống… cho chó, mèo cũng như buôn bán thú cưng. Giờ đây, thu nhập của cô nàng rất ổn định và có giai đoạn cao điểm, thu nhập của cô đến cả trăm triệu/tháng.

Huyền Hương là người đầu tiên mở loại hình cà phê mèo ở Hà Nội

Hay chàng trai trẻ Nguyễn Văn Dũng thế hệ 8X bỏ thi đại học kiếm 5 triệu USD/năm nhờ Internet. 12 tuổi kiếm được đồng tiền đầu tiên, 16 tuổi thành lập công ty, 19 tuổi là chủ một vài doanh nghiệp, người sáng lập kiêm chủ tịch của Netlink cho biết việc bỏ thi đại học, bước vào ‘trường đời’ sớm là quyết định khó khăn nhất của anh. Nguyễn Văn Dũng vốn có tiếng trong giới công nghệ Việt Nam, sự thành công đến từ một người trẻ quyết định không qua trường đại học. Sinh năm 1989, ở cái tuổi mà không ít người còn chưa có định hướng gì cho tương lai, Dũng đã là ông chủ của một công ty Internet với đội ngũ nhân viên gần 150 người và có doanh thu lên đến 5 triệu USD/ năm. Anh Nguyễn Văn Dũng – CEO Netlink Netlink Online Communication, công ty do Dũng sáng lập ra, đồng thời giữ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông và Internet. Cho đến nay, công ty của Dũng đã phát triển được khoảng 10 dự án online lớn, trong đó có những website truyền thông nổi tiếng như Tin Mới, Yêu laptop (nay trở thành trang tin TechZ) hay diễn đàn Yêu trẻ thơ.

Nguyễn Văn Dũng  bỏ thi đại học kiếm 5 triệu USD/năm nhờ Internet
 “Bỏ thi đại học là một quyết định khó khăn và là sự đấu tranh tư tưởng lớn đối với bản thân, khi mà chính con đường sự nghiệp còn đang loay hoay chưa có gì thuận lợi. Gia đình và mọi người xung quanh phản đối kịch liệt, khiến cho tôi gặp phải áp lực vô cùng lớn thời điểm đó. Tuy nhiên, chính sự phản đối đó cũng thúc đẩy tôi phải quyết tâm thành công nhiều hơn và cũng như một bài học thử thách về tâm lý để tôi vượt qua được những áp lực lớn hơn sau này”, Dũng chia sẻ.
Trong thời điểm học sinh trung học cả nước vừa trải qua kỳ thi được coi là quan trọng và mang tính quyết định nhất trong cuộc đời – kỳ thi Đại học thì có một người trẻ tuổi sinh năm 1989 đã có quyết định bỏ thi đại học và hiện đã rất thành công và trở thành nhà triệu phú trẻ tuổi nhất tại Việt Nam. Anh Nguyễn Văn Dũng chính là một minh chứng cho việc “Đại học không phải là hướng đi duy nhất cho cuộc đời của bạn”. Chỉ cần đủ đam mê và tâm huyết, cùng với một chút can đảm, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cuộc đời của mình.

Trên đây là những tấm gương tiêu  biểu của giới trẻ Việt Nam trên con đường lập nghiệp không qua môi trường Đại học. Việt Nam vốn vẫn là một đất nước coi trọng thi cử và học hành, nên những người như thế này vẫn chưa phải là nhiều,  nhưng cũng là những điển hình tiêu biểu cho cách sống sách tạo và phá cách, dám làm dám chịu của giới trẻ.

Các tỉ phú không học đại học ở nước ngoài


Vậy ở nước ngoài thì sao? Khi mà nền giáo dục của các nước đã đạt tới trình độ cao, rất đa dạng và rất mở với nhiều người thì họ có quan điểm như thế nào với vấn đề học đại học và lập nghiệp?  Rõ ràng, với nền kinh tế phát triển và cổ vũ cho các cách làm sáng tạo thì ở nước ngoài, có nhiều người lập nghiệp thành công mà không qua môi trường đại học. Với họ, chỉ cần sáng tạo và đáp ứng xu hướng của thời đại, họ sẽ thành công.

Hãy lấy một loạt ví dụ về những tỷ phú thế giới mà không cần bằng đại học. Bill Gates không phải nhà tỷ phú duy nhất chưa tốt nghiệp đại học. Trong số này trước hết phải kể đến Steve Jobs, Giám đốc điều hành tập đoàn Apple. Mặc dù bị khai trừ khỏi trường đại học ngay sau học kỳ đầu tiên nhưng trong vòng 35 năm kể từ ngày ấy, Steve Jobs đã kiếm được một tài sản khổng lồ là 5,7 tỷ USD (theo tính toán của tạp chí “Forbes”).

Tỷ phú Steve Jobs

Tổng Giám đốc một công ty công nghệ cao khác - Công ty Oracle - là nhà tỷ phú Lawrence Ellision cũng làm ăn cực kỳ thành đạt mà không cần đến tấm bằng đại học. Tuy bỏ học giữa chừng trường đại học bang Illinoise nhưng hiện nay tổng giá trị tài sản của Lawrence Ellision đã lên tới 21,5 tỷ USD.

Trường hợp tương tự là Sheldon Adelson, chủ sở hữu mạng lưới khách sạn và sòng bạc lớn nhất thế giới và là người chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách những đại phú thế giới. Cho tới nay, Sheldon Adelson đã nắm trong tay một tài sản trị giá 26,5 tỷ dollars mặc dù hồi trẻ ông không theo học nổi trường đại học thành phố New York. Cũng không chịu nổi “gánh nặng đại học” là nhà tỷ phú Tây Ban Nha Omansio Ortega với tổng tài sản là 24 tỷ USD.

Trong danh sách “tỷ phú không bằng đại học” có một người Nga - đó là Thống đốc bang Chukotka và đồng thời là ông chủ câu lạc bộ Chelsea, Roman Abramovich. Mặc dù không tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Ukhtinski nhưng Roman Abramovich vẫn có được một tài sản “đáng nể” là 18,7 tỷ USD. Trong vụ ly hôn mới đây ông đã phải bồi thường cho vợ hơn một phần mười số đó nhưng ông vẫn nằm trong danh sách những đại phú hàng đầu thế giới.

Những tý phú này đã đạt được thành công vì họ sáng tạo và học hỏi không ngừng. Do đó, nếu bạn cũng không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân, bạn cũng có thể thành công như họ.

Tóm lại:

Môi trường Đại học dạy cho bạn rất nhiều điều, tuy nhiên không phải là tất cả thứ bạn cần để có thể lập nghiệp tốt. Có không ít người có bằng đại học chính quy về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại ngữ…, bằng thạc sỹ, tiến sỹ vẫn thất nghiệp. Tệ hơn, là thái độ sau khi có được tấm bằng cử nhân, bằng cao học của họ, với cách suy nghĩ và ứng xử thiếu khiêm tốn, thiếu tế nhị coi trời bằng vung vì nghĩ mình giờ là thầy thiên hạ….

Nên nhớ rằng, ngày hôm nay khi tuyển dụng, đa số doanh nghiệp họ vẫn nhìn vào kỹ năng mềm và năng lực thực sự của các bạn chứ không tuyệt đối chỉ là tấm bằng đại học. Nhiều doanh nghiệp chê sinh viên yếu và thiếu các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo; báo cáo của sinh viên có vấn đề, thiếu logic, khả quan; khả năng lướt web và tìm kiếm thông tin của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được….

Vậy nên, nếu những thí sinh không có khả năng thi đại học hoặc không có điều kiện học thì hãy lạc quan lên. Vì còn rất nhiều con đường đi mà không cần qua cánh cửa đại học. Có thể học hỏi ở nhiều tình huống khác nhau, học ở trường đời cũng là học. Chỉ cần có quyết tâm là có thể có được kiến thức mà mình cần. Vận mệnh con người nằm ở đôi tay, khối óc, sự học hỏi và việc không ngừng nỗ lực, hoàn thiện bản thân. Người ta nói rằng: "Trên bước đường thành công, không có bước chân của những kẻ lười biếng". Hãy cố gắng lên các bạn nhé! Tôi tin các bạn có thể tự bước đi bằng đôi chân của mình để đến được bến bờ thành công.

Nguồn: daihocvietnam.edu.vn

Những nan giải xung quanh đề xuất: Tổ chức thi 6 môn cho kì thi Quốc gia chung

Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo một kỳ thi Quốc gia chung thay thế thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học. Qua đó, TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng trường Đại học FPT đã đưa ra đề xuất: Tổ chức thi 6 môn cho kì thi Quốc gia chung. Với đề xuất này, tôi xin đưa ra một vài ý kiến:
Cụ thế, ông cho rằng: “Đổi mới thi cử là khâu đột phá, phải thực hiện ngay các thay đổi khác liên quan dạy và học. Theo tôi phương án tối ưu là học và thi 6/8 môn, cụ thể:
 
Thực hiện một kỳ thi Quốc gia, mỗi thí sinh thi 6 môn trong 8 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ. Phương án 4 môn như dự kiến không đủ thông tin để xét tuyển Đại học, hơn nữa từ 2013 trở về trước vẫn thi tốt nghiệp phổ thông 6 môn và không có vấn đề gì.
 
Việc dạy và học THPT cũng thay đổi theo. Các lớp 10-11-12 chỉ cần học 6 môn. Với các môn không học, kiến thức về các môn này ở THCS là đủ vào đời. Đây là thay đổi mang tính “ăn theo” hết sức quan trọng, hỗ trợ cho hướng nghiệp sớm và giảm tải. Học phổ thông theo các môn tự chọn cũng là thông lệ của nhiều nước tiên tiến, với Việt Nam thì phù hợp quan điểm học gì thi nấy và tâm lý không thi thì không học”. (Nguồn: TS Lê Trường Tùng đề xuất 6 môn kỳ thi Quốc gia chung_Vnxpress.net)
TS Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng trường Đại học FPT
Như vậy, theo ý kiến này có nghĩa  là chúng ta lại quay lại cách thi năm 2013 (tức là thi 6 môn Tốt nghiệp) thậm chí còn tăng áp lực cho thí sinh thêm nhiều lần vì các môn thi sẽ có độ khó cao hơn rất nhiều. Hơn nữa, nếu nói để tạo thuận lợi cho các trường Đại học xét tuyển thì cũng không hẳn đúng vì chúng ta không thể đảm bảo rằng gộp 2 kì thi làm một sẽ không xảy ra tiêu cực. Liên quan đến vấn đề này, liệu rằng các trường Đại học sẽ tin tưởng kết quả trong kì thi để xét tuyển hay lại tổ chức một kỳ thi tuyển sinh riêng? Nếu như trường hợp thứ 2 xảy ra (các trường Đại học tổ chức thi thêm 1 vòng nữa), chẳng phải chúng ta đang quay vòng luẩn quẩn, trở lại y như năm 2013 và tăng áp lực gấp bội cho thí sinh?
Bên cạnh đó, nếu thi 3 môn bắt buộc Văn, Toán, Ngoại ngữ, các thí sinh theo khối D sẽ phải điên đầu vì không biết phải chọn 3 môn tự chọn nào. Còn học sinh đang học khối A, B, C lại giống như bị thi hai khối bắt buộc là D+A, D+B, D+C. Như vậy, mục đích giảm áp lực cho thí sinh đã bị vô hiệu hóa mất rồi!?
Tiếp theo, ông cho rằng việc áp dụng dự thảo mới cần thực hiện ngay năm 2015. Nếu như với ý kiến của ông, chúng ta cần cắt bớt toàn bộ những môn học không có trong danh sách thi chung thì việc này lại càng khó thực hiện và có nhiều vấn đề đặt ra: Những thầy cô giáo dạy những môn đó sẽ đi về đâu? Chương trình học của 8 môn sẽ lại bị thay đổi và việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Cách thi năm 2014 quyết định giảm từ 6 môn xuống còn 4 môn được thực hiện nhanh chóng mà không cần quá nhiều thời gian chuẩn bị vì đây là phương án hợp lý, giảm tải, giảm áo lực, khó khăn cho học sinh, giáo viên, hội đồng thi,... Vì vậy nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của toàn bộ xã hội. Ngược lại, phương án thi chung dù đã bàn 5 năm nhưng Bộ Giáo dục vẫn chưa thể đưa ra một phương án tốt nhất và cũng không có lộ trình, không có sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho học sinh (bồi dưỡng giáo viên, chương trình, phương pháp dạy và học, trang thiết bị nhà trường, sách giáo khoa …) mà lại thực hiện thi ngay năm 2015 một cách đột ngột như vậy, chắc chắn kết quả sẽ rất thấp và tác hại sẽ rất lớn cho cả thế hệ học sinh. Hậu quả này ai sẽ chịu trách nhiệm hay người gánh chịu chỉ mỗi học sinh và phụ huynh?
Vì vậy, tôi tha thiết đề nghị Bộ Giáo Dục áp dụng phương án xét tốt nghiệp phổ thông dựa trên học lực 3 năm học cấp 3 vì kiến thức đã được kiểm tra trong qua trình như điểm miệng , 15 phút, 1 tiết, cuối kỳ. Còn kì thi Đại học, chúng ta nên giữ như hiện nay vì thực chất đây là kì thi chất lượng, đánh giá đúng năng lực học sinh cũng như đáp ứng được yêu cầu chất lượng đầu vào của các trường Đại học. Hoặc chí ít cũng giữ nguyên cách thi như năm 2014 đến hết năm 2016, phương án thi chung chỉ nên thực hiện từ năm 2017 để có sự chuẩn bị đầy đủ và tốt nhất cho các em học sinh sinh năm 1999 vào lớp 10 năm 2014.
Đó là ý kiến của cá nhân tôi và tôi hi vọng, Bộ Giáo dục sẽ đưa ra được giải pháp hợp lý nhằm giảm tải áp lực cho học sinh đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào của các trường Đại học!
Theo bạn, việc thực hiện một kỳ thi Quốc gia, mỗi thí sinh thi 6 môn trong 8 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là Văn, Toán, Ngoại ngữ có hợp lý không? Bạn cho chúng tôi biết ý kiến nhé.

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Chính tôi đã bóp nát cuộc đời con trai

Có những khi tôi nghĩ rằng tôi là người lớn, tôi là người từng trải, suy nghĩ của tôi luôn đúng. Nhưng chính cái ý nghĩ bảo thủ ấy của tôi đã vùi dập một con người, người ấy chính là người tôi yêu quý nhất - con trai tôi.

Chính tôi đã bóp nát cuộc đời con trai
Nó là một đứa trẻ ngoan, học giỏi và biết nghe lời bố mẹ, thầy cô. Chính vì thế mà tôi rất tự hào về đứa con của mình, đi đâu tôi cũng kể chuyện với bạn bè, người thân và xem đó là một niềm hãnh diện. Nhưng mọi chuyện bắt đầu từ khi nó học lớp 12. Biết tin nó có người yêu là một cô bé cùng trường, kém nó 2 tuổi, tôi bắt đầu theo dõi và bằng mọi cách ngăn cản tình yêu của 2 đứa.

Tôi nói với con rằng tuổi con còn nhỏ, hơn nữa thời điểm đó là thời điểm nước rút, con cần phải toàn tâm toàn ý vào chuyện học hành, tình yêu chỉ làm con học tập sa sút mà thôi. Mỗi lần nói với con như thế tôi đều nhận được câu trả lời: “Con hứa với mẹ là con sẽ đỗ Đại học”. Yêu con, tin con nhưng tôi không thể tin nó có thể làm được điều đó khi có tình yêu xen lẫn. Không thuyết phục được con trai, tôi quay sang thuyết phục với cô bé kia.

Tôi đến tận nhà cô bé ngọt nhạt: “Tuổi cháu còn nhỏ, yêu đương làm gì sớm.... Cháu mới học lớp 10, nếu bây giờ có lơ là chuyện học hành thì cũng còn 2 năm để sửa sai. Còn con trai cô năm nay lớp 12, nếu không tập trung vào chuyện học hành, trượt Đại học thì có nghĩa là tương lai của nó bị hủy hoại. Lỗi này là do ai? Hơn nữa, con trai cô cũng chỉ yêu chơi bời, không thật lòng với ai bao giờ.”

Sau lần ấy, cô bé âm thầm cắt đứt tình đầu, không một lời giải thích với con trai tôi. Chính con trai tôi cũng không hiểu vì sao và cũng không biết cuộc gặp gỡ này. Tôi mừng thầm trong bụng...

Những tưởng rằng mọi chuyện sau đó sẽ êm xuôi. Con trai không còn mơ màng, không còn mất thời gian vào những buổi hẹn hò bí mật để chuyên tâm học hành, kết quả học tập vì thế sẽ tốt hơn. Nhưng tôi đã nhầm. Bị người yêu “đá”, con trai tôi phải chịu một cú shock tinh thần lớn. Cháu đã gục ngã hoàn toàn, tới mức phải vào bệnh viện truyền đạm và nghỉ học nhiều tuần trời. Ra viện, cháu như người mất hồn, không nói, không cười, không buồn, không vui, không ăn uống, không học hành... Tôi nói gì cũng chỉ “vâng”, “dạ”. Một thời gian sau đó, cháu lao vào chơi bời, đàn đúm với những người bạn hư hỏng, đầu tóc bắt đầu nhuộm xanh nhuộm đỏ. Tôi ra sức khuyên can, bắt đi nhuộm lại tóc, chấm dứt giao du với những đứa bạn kia nhưng tất cả đều vô ích. Từ một cậu học trò học khá giỏi nhiều năm liền, giờ đây sức học của cháu sa sút thảm hại. Tôi mong cháu dứt bỏ tình yêu để vào cánh cửa đại học, ai ngờ cháu dứt bỏ tương lai chỉ vì một đứa con gái. Và kết quả là cháu thi rớt Đại học.

Kể từ đó trở đi, mặc dù yêu rất nhiều nhưng không bao giờ tôi thấy con trai tôi dẫn bạn gái về nhà ra mắt. Tôi biết với con trai tôi tất cả chỉ là “cưa đổ xong thì đá”. Bây giờ nhìn con gầy gò, đen sạm vì thức đêm trong các quán Internet, gần 30 tuổi mà chưa vợ con, không sự nghiệp mà nhiều lúc tôi ứa nước mắt. Mỗi lần khuyên răn con, nặng cũng có mà nhẹ cũng có, thì nó chỉ phớt lờ như không nghe thấy gì thế rồi lại đâu vào đấy. Thực lòng, là bậc làm cha, làm mẹ nhìn con trai sa lầy mà không biết làm thế nào tôi rất giận bản thân. Và tôi còn giận mình hơn nữa khi một ngày (nhiều năm sau đó) vô tình tôi đọc được dòng nhật kí của con “Mình phải học thật chăm để đậu Đại học. Như thế bố mẹ mới tin rằng tình yêu giúp mình học tốt hơn, nàng đã giúp mình học tốt hơn...”. Tôi lật từng trang, từng trang và cuốn nhật kí không được viết tiếp kể từ ngày con ra viện....

Đâu phải ai cũng mu muội khi yêu, đâu phải cứ yêu vào là con người ta sẽ không còn biết gì nữa. Tình yêu là động lực để người ta tiến xa hơn. Tình yêu có thể lấy đi tất cả nhưng cũng có thể cho người ta tất cả. Tình yêu tuổi phượng hồng trong sáng, vô tư nhưng vì ý nghĩ quá bảo thủ của mình, vì đã không đặt niềm tin vào con trai mà chính bàn tay tôi đã bóp méo cuộc đời người mà tôi yêu quý nhất. Qua câu chuyện tôi kể, qua sự trả giá quá lớn của tôi, tôi mong các vị phụ huynh hãy biết lắng nghe con mình hơn, thay vì cấm đoán và nhất nhất ép chúng làm theo ý mình thì hãy thấu hiểu, hãy tôn trọng và giúp chúng vững bước trên con đường mà chúng chọn.

Có thể bạn quan tâm: Những bộ dàn karaoke gia đình phù hợp túi tiền

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Mọi sự làm quá đều trở thành lố bịch

Ngay lúc này, bạn chỉ  cần click vào google cụm từ “ca sĩ Lệ Rơi” là có ngay gần triệu kết quả tìm kiếm, vượt xa cả mối quan tâm về World Cup của dân nghiền bóng đá khắp hành tinh. Thế là đủ biết anh chàng Lệ Rơi này hiện nay hot đến mức nào. Đến báo mạng cũng nhảy vào phân tích “hiện tượng lạ” này, khai thác đời tư, thậm chí còn đăng tải những thông tin bịa đặt để câu view kiểu “Hàng ngàn người dẫm nát vườn ổi nhà Lệ Rơi”. Rồi mới đây thôi “ca sĩ Lệ Rơi” được báo điện tử Dân Việt mời giao lưu trực tuyến với fan hâm mộ và hát trong minishow với mức catxe cao ngất ngưởng…

Lệ Rơi không là "thảm họa" âm nhạc, cũng không phải là "thảm họa" với fan cuồng. Lệ Rơi chính là "thảm họa'' của giới truyền thông, bởi lẽ Lệ Rơi bỗng chốc thành hiện tượng là do truyền thông đã làm quá, mà mọi sự làm quá đều trở thành lố bịch.



Lệ Rơi là hiện thân ước mơ của người nông dân sau lũy tre làng


“Mình không mơ thấy gì trong giấc ngủ. Mà chỉ ngủ bình thường… Còn trong các thể loại nhạc từng hát thì mình chưa thử nhạc rap, vì nhạc rap đọc nhanh lắm, không cẩn thận là cắn vào lưỡi” - Lệ Rơi đã mở đầu buổi giao lưu trên Dân Việt sáng hôm qua một cách ngộ nghĩnh như thế đó. Cách trả lời của anh là bộ mặt tình queo với chất giọng “lờ nờ nẫn nộn”, nếu anh đang cố tình gây cười thì quả thật anh là một diễn viên hài đại tài.

Nhưng sau khi nghe những gì Lệ Rơi tâm sự - một cách hoàn toàn nghiêm túc, tôi nghĩ về ước mơ của những người nông dân sau lũy tre làng.

Lệ Rơi cũng như biết bao người thanh niên ở làng quê khác, có một ước mơ lương thiện, là được yêu, được hít thở bầu không khí tự do, được hát …  cho dù là ca hát với chất giọng thảm họa.Và những gì anh hát, những gì anh nói vẫn còn là sự chân chất thật thà đầy vô tư của anh thanh niên sau lũy tre làng - thật may - còn chưa hề mất đi.

Lệ Rơi cần tiếng hát để mơ ước, để sống hạnh phúc với vườn ổi của mình, điều đó có gì sai. Lỗ Tấn từng nói: “Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường tiềm ẩn để con người khai phá và vượt qua”.

Bạn có bao giờ hát ư ử một mình trong buồng tắm? Vậy thì tại sao bạn lại cười khi Lệ Rơi hát.

Bạn cũng muốn được mọi người tôn trọng, đặc biệt là quyền riêng tư, vậy thì bạn nghĩ gì khi nửa đêm trèo tường vào “thăm nhà”, “xin chữ ký”, “chụp ảnh” với Lệ Rơi?

Phải chăng, trong đầu bạn luôn có sẵn định kiến đã là nông dân thì phải chân lấm tay bùn, phải “rào làng bảo vệ gái”, phải đi cày thuê cuốc mướn, nếu không cũng phải rời bỏ làng quê để lang bạt kỳ hồ lên thành phố xách vữa hay nhếch nhác chợ người Giảng Võ? Hình ảnh người nông dân trong bạn không có chỗ cho ca hát, cho lòng yêu đời?


Cuộc sống là một đoạn nối dài của những ước mơ, bạn đang được chứng kiến ước mơ giản dị của người nông dân sau những lời ca tiếng hát ngọng nghịu ấy. Vậy thì bạn đừng nhúng tay vào phá nát sự chất phác đến ngờ nghệch, chân chất của Lệ Rơi, đến mức, anh nghĩ, mình phải đóng của “phây” thôi vì bị phiền hà quấy nhiễu.

Hãy để anh mãi là Lệ Rơi


Sự quan tâm thái quá của cộng đồng mạng, của báo chí cả chính thống và lá cải đối với Lệ Rơi có thể giết chết sự hồn nhiên chân thật, giết chết ước mơ của anh.

Chúng ta có thể cổ súy cho một lối sống lành mạnh, một sự trong sáng hồn nhiên không bon chen ích kỷ, cổ súy cho sự tự tin dám thể hiện ước mơ, dám làm điều mình thích..

Nhưng, chúng ta không bao giờ chấp nhận gọi một người khôngcó giọng hát là một ca sỹ và cổ súy để biến anh thành một gã Chí Phèo của nền âm nhạc theo kiểu ai chê cứ chê, tôi hát cứ hát. Lại càng không thể lấy sự hồn nhiên, ngây thơ, chân chất mộc mạc của người nhà quê ra để làm một diễn viên hài bất đắc dĩ. Đặc biệt, không được tiêm nhiễm vào cái đầu trong sáng, hồn nhiên này sự ham muốn nổi tiếng của showbiz vốn nhiều cám dỗ và thị phi.

Tôi, bạn... có thể cười vui vẻ vài khoảnh khắc khi xem anh Lệ Rơi hát, cười vì sự hồn nhiên của anh, sự trong sáng mộc mạc chân chất của anh. Cười vì điều đó, là cười nhân văn, chia sẻ, coi như một phút cao hứng của sự chân thật, đồng quê.

Nhưng chúng ta, nhất định không được biến anh thành trò cười dài lâu cho sự ích kỷ của chúng ta, nếu như chúng ta lấy mất của anh sự mộc mạc, mà thay vào đó là những chiêu trò.

Có công nhận với tôi không, khi nghe anh ấy hát, bạn sẽ cười sảng khoái và có thể cảm nhận ngay được sự chất phác, những sắc thái tình cảm mà đôi khi nghe mãi các diva lừng danh chúng ta cũng khó có thể tìm thấy. Vậy thì  hãy xem anh ấy hát và cười sảng khoái, thay vì “ném đá hội nghị”. Lệ Rơi không có ý định tạo ra những siêu phẩm âm nhạc - chắc chắn thế, mà chỉ "Khi tôi vui thì tôi hát, khi tôi đau thì tôi khóc".

Hãy để anh mãi là Lệ Rơi, đêm ngày lo trồng trọt làm ăn kinh tế, thỉnh thoảng trưa trưa rảnh rỗi lại bật nhạc lên và hát cho quên đi mệt nhọc, để lấy lại tinh thần làm việc để làm giàu. Thế thôi.

Mọi sự làm quá, đều trở thành lố bịch, chưa nói, có thể làm hỏng một con người!

Xem thêm:  Sản phẩm Amply karaoke chất lượng