Học Tập cho Ngày mai tỏa sáng

Học tập vì tương lai tươi sáng, học tập vì ngày mai lập nghiệp.

Chia sẻ kiến thức học đường

Kiến thức học đường chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức cho học sinh và phụ huynh

Xây dựng ước mơ

Cùng giáo dục học đường xây dựng ước mơ tương lai cho con trẻ

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Biết thế tôi chẳng sinh con năm Qúy Mùi!

Nhiều khi tôi hối hận. Hối hận vì sinh con vào năm ấy, năm Qúy Mùi – cái năm biết bao gia đình cùng sinh con vì nghĩ rằng con sẽ được sung sướng. Bây giờ, mỗi lần thi chuyển cấp là một lần gia đình tôi lại lo lắng, con tôi lại chật vật với việc ôn thi vì nó có thêm hàng ngàn đối thủ mà chỉ tiêu của trường lại chỉ có hạn mà thôi.

Cách đây năm 5, con gái tôi háo hức mong đến ngày được cắp sách tới trường như bao anh chị khác. Mỗi lần nghe nó nói: “Mẹ ơi, con chuẩn bị được đeo balo đi học như chị An nhà bác Dũng rồi mẹ nhỉ. Lên lớp 1 con sẽ không mang bé ngoan về tặng mẹ vào mỗi dịp cuối tuần đâu, con lớn rồi mà. Con sẽ mang điểm 10 về tặng mẹ nhé!”. Nghe con nói mà tôi mừng rơi nước mắt nhưng sau mỗi nụ cười ấy là một nỗi lo đè nặng lên vai! Con sẽ học ở trường nào đây? Việc tuyển đầu vào lớp 1 ở các trường vốn đã khó khăn, việc tuyển sinh năm ấy lại càng khó khăn hơn bởi tuổi con tôi là tuổi con “dê vàng”. Cái tuổi “quý” nên nhiều cặp vợ chồng sinh con vào năm ấy.



Với bao nỗ lực, cố gắng, bon chen,... vợ chồng tôi cuối cùng cũng gửi được con vào theo học một trường như ý. Thấm thoát đã 5 năm, bây giờ gia đình tôi lại trăn trở 1 nỗi lo y như thế! Con mình sẽ theo học trường nào đây khi lượng học sinh vào lớp 6 năm nay tăng 22.000 em và chỉ tiêu vào các trường vẫn như những năm trước?

Ai làm cha mẹ cũng đều muốn con mình được giáo dục trong một môi trường tốt nhất nhưng mọi việc đều có cái giá của nó. Lường trước được những khó khăn trước mắt, trong suốt 5 năm qua, lúc nào vợ chồng tôi cũng đôn đốc nếu không muốn nói là “ép” con học. Chúng tôi thuê gia sư về dạy cho con. Những ngày chủ nhật thay vì dẫn con đi chơi công viên hay đến thăm ông bà nội ngoại, chúng tôi cũng ép con mở vở ra học và ôn bài. Nhiều lúc nghĩ thương con. Thương con không có tuổi thơ, thương đôi mắt con càng ngày càng yếu (vì học quá nhiều, con tôi đã cận hơn 5 độ),... nhưng thời buổi hiện nay ai cũng thế, nhất là với lứa tuổi của con tôi. Người người học, ngày ngày học. Tôi không làm vậy thì làm sao con tôi theo kịp bạn bè?

Nhiều khi tôi hối hận. Hối hận vì sinh con vào năm ấy, năm Qúy Mùi – cái năm biết bao gia đình cùng sinh con vì nghĩ rằng con sẽ được sung sướng. Bây giờ, mỗi lần thi chuyển cấp là một lần gia đình tôi lại lo lắng, con tôi lại chật vật với việc ôn thi vì nó có thêm hàng ngàn đối thủ mà chỉ tiêu của các trường lại chỉ có hạn mà thôi.

Năm nay tôi định hướng cho con thi vào trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam để có môi trường giáo dục tốt nhất. Để thực hiện được mong ước đó, tôi biết cả gia đình tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Tôi sẽ đưa con tôi đi đến các lò luyện thi. Tôi biết, đề thi, hình thức thi của trường đều do Sở GD-ĐT quyết định và Sở luôn khẳng định đề thi chủ yếu nằm trong kiến thức chương trình lớp 5. Nhưng trên thực tế, theo nhiều giáo viên có kinh nghiệm, dù là học sinh giỏi theo cách đánh giá của chương trình mà không luyện thi theo kiểu “gà nòi” cũng sẽ không thể làm được bài thi tuyển sinh của trường này.

Bên cạnh đó, để con tôi có nhiều cơ hội và chắc chắn được theo học ở một môi trường tốt nhất, tôi sẽ đưa con đi thi ở nhiều trường khác. Điều đó đồng nghĩa với việc, con tôi sẽ phải học thêm kín lịch cả tuần và căng hơn cả thi Đại học.

Nghĩ đến những kế hoạch mà chúng tôi vạch ra trong thời gian tới, đôi khi tôi thấy mệt mỏi và thương con. Biết thế tôi chẳng sinh con vào năm Qúy Mùi để con tôi phải vất vả nhiều như thế này!

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Đừng ép con thi Đại học, hãy để con lựa chọn cuộc đời của con!

Tôi năm nay học lớp 12 và là “quý tử” của một gia đình giàu có. Bố mẹ tôi đều làm ăn buôn bán. Tôi có một chị gái tốt nghiệp một trường Đại học Sư phạm 2 năm nhưng hiện vẫn chưa xin được việc.




Vì là con trai nên tôi được bố mẹ đặt rất nhiều hi vọng và luôn ép tôi học hành. Từ năm lớp 6, bố mẹ tôi đã thuê một chị gia sư tại một trung tâm gia sư uy tín để kèm tôi học tại nhà. Ngoài ra, mỗi ngày lễ Tết bố mẹ tôi thường xuyên đến nhà cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo bộ môn mong các cô quan tâm đến tôi hơn.

Tuy nhiên dù có bị ép như thế nào tôi cũng không thể tập trung vào việc học được. Cứ nhìn vào sách vở là mắt tôi lại hoa lên, mỗi lần suy nghĩ làm bài tập tôi thấy đau đầu vô cùng, trong lớp không thể chú ý đến việc cô giáo giảng bài, về nhà chẳng mấy khi làm bài tập,.. Vì thế kết quả học tập của tôi không được tốt cho lắm.

Bố mẹ tôi đặt nhiều hi vọng vào tôi bao nhiêu thì khi nhìn vào bảng kết quả học tập của tôi lại thất vọng bấy nhiêu. Bố mẹ tôi lại càng nhắc nhở tôi học nhiều hơn. Nhưng việc làm tôi khó chịu đó là suốt ngày bố mẹ tôi nhắc đến từ “Đại học” với tôi.

Tôi chẳng hiểu bố mẹ tôi nghĩ gì nữa. “Biết người, biết ta mới là hào kiệt”, tôi học không tốt, làm sao đỗ Đại học được mà cứ ép tôi? Nếu có thi Đại học thì cũng chỉ là tôi thi cho vui và làm hài lòng bố mẹ tôi tức thời, không thể đỗ được. Hoặc sau này có học thì cũng chỉ học những trường vớ vẩn, chất lượng đào tạo chẳng ra sao mà thôi.

Hơn nữa, tôi nghĩ học Đại học có gì hay ho đâu. Bao nhiêu sinh viên ra trường có xin được việc đâu. Họ vẫn phải đi làm công nhân bình thường hoặc ở nhà “ăn bám” bố mẹ. Chị gái tôi là ví dụ hùng hồn đó thôi. Tại sao bố mẹ tôi không nhận ra điều này khi mà đã không ít lần tôi nói với bố mẹ? Tôi chẳng hiểu nữa!

Bố mẹ tôi bảo, chỉ có học Đại học thì tôi mới có thể bằng bạn bằng bè, bố mẹ tôi mới mát mặt được với thiên hạ. Tại sao lại thế? Bao nhiêu người không cần đi học vẫn giàu có và thành công đó thôi. Mà “mát mặt với thiên hạ” làm gì chứ, nó có ăn được đâu. “Hữu danh vô thực” sẽ chẳng làm được gì.

“Đại học không phải là con đường duy nhất mà chỉ là con đường tốt nhất để thành công”, nhưng tôi nghĩ với tôi nó không phải là con đường tốt nhất với tôi.

Mặc cho bố mẹ tôi nghĩ thế nào, nhưng tôi chỉ học để làm sao cho qua kì thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp xong tôi sẽ đi bộ đội, thực hiện ước mơ từ ngày bé của tôi. Hơn nữa, hiện nay tình hình biển Đông đang căng thẳng, việc tôi xung phong nhập ngũ để được đào tạo chuyên môn bài bản cũng là một ý hay. Tôi nghĩ lúc này cầm súng là việc cần thiết và quan trọng hơn việc cầm bút.

Tôi muốn cuộc sống tôi là do tôi quyết định, không ai có thể ép tôi điều gì. Tôi muốn mình được bươn trải cuộc đời, được lăn lộn chốn hiểm nguy để biết tôi đang đứng ở đâu so với xã hội.

Qua đây, tôi cũng có đôi điều muốn nhắn với cac vị phụ huynh – những người có tư tưởng giống bố mẹ tôi: Xin các bác, các cô, các chú đừng ép con mình học và thi Đại học nếu nó vượt quá sức của họ. Họ cũng giống cháu thôi, chẳng làm tốt được “nhiệm vụ” các bác giao đâu, vì đó là điều họ không thích và họ không thể. Hãy để họ lựa chọn cuộc sống của riêng họ. Khi họ thích, họ muốn thì tất cả những việc họ làm sẽ thành công, cháu tin là như vậy!

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Tranh lớp dạy, 2 gia sư đánh nhau

Vừa qua, một trung tâm gia sư tại tỉnh Hà Nam đã xảy ra một vụ xô xát giữa 2 sinh viên cùng tìm lớp dạy. Nguyên nhân được xác định là do 2 em này cùng nhận chung một lớp gia sư nhưng không ai chịu nhường ai nên đã xảy ra xô xát. Hậu quả, cả 2 em sinh viên đều bị trấn thương nhẹ và trung tâm gia sư này bị thiệt hại một số tài sản.

Hai em sinh viên trên được xác định là Nguyễn Thị Hiền và em Nguyễn Hồng Nhung cả 2 em đều là sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp.

Theo anh Phạm Quang Thịnh – Giám đốc Trung tâm gia sư: “Chiều 7/5, em Hiền và em Nhung cũng đến nhận lớp 1 lớp Toán để dạy học. Bây giờ chuẩn bị nghỉ hè, không có nhiều gia đình có nhu cầu tìm gia sư, trung tâm của tôi vì thế cũng có rất ít lớp. Tuy nhiên, có 1 lớp ở gần nhà  cả 2 em với giá khá cao vì thế 2 em đều muốn đăng kí hợp đồng ở lớp này. Sau một hồi thỏa thuận không thành, các em không ai nhường ai nên xảy ra tranh cãi và đánh nhau”.

Bàn ghế tại Trung tâm bị xô gãy sau vụ xô xát 

Khi được hỏi, em Hiền cho biết: “Vì trung tâm của anh Thịnh rất uy tín nên em rất muốn đăng kí hợp đồng với trung tâm. Hơn nữa, nhiều lần em đến đây để tìm lớp dạy nhưng không có, em rất mệt mỏi. Hôm nay, có 1 lớp phù hợp với nhu cầu và điều kiện của em nên trung tâm đã trực tiếp gọi em đến nhận lớp. Tuy nhiên, khi em đến, Nhung cũng đang có ý định nhận lớp này. Em đã giải thích và mong Nhung thông cảm để lớp này cho em nhưng bạn này không những không đồng ý mà lại còn có thái độ mất lịch sự, nên bọn em đã xảy ra xô xát”.

Còn Nhung cho hay: “Việc Hiền yêu cầu em nhường lớp là điều vô lý và dĩ nhiên em không đồng ý. Hơn nữa, em không có xe đạp, em thường đi học bằng xe bus, nếu như em nhận được lớp này em sẽ đỡ một khoản để mua xe đạp. Gia đình em rất khó khăn, em không muốn lãng phí tiền vào những khoản không đáng. Hơn nữa, nói bạn Hiền như ra lệnh và bắt em trả lớp sẽ đúng hơn là nói bạn ấy bảo em nhường lớp”.

Vụ việc gây mất trật tự khu vực trong thời gian ngắn và phải nhờ tới dich vu bao ve của Trung tâm ra giải quyết, cuối cùng Trung tâm gia sư này quyết định không kí hợp đồng cho cả Hiền và Nhung.