Ép các em học quá nhiều phải chăng đã biến cái việc học
kia thành nỗi ám ảnh của các em. Hơn nữa, nếu quan sát kĩ hơn ta có thể thấy,
những em học sinh xếp nhất, nhì lớp khi ra đời (tính về mặt tài sản) chưa chắc
đã bằng những người trước đây chuyên đội sổ trong lớp. Vậy tại sao chúng ta cứ
phải ép con em mình học bài qua sách vở một cách máy móc?
Tôi là một cô
sinh viên năm thứ 3 Đại học. Như những người bạn khác của mình, ngoài thời gian
học trên lớp tôi còn đi làm thêm dịch vụ gia sư để kiếm thêm thu nhập. Nhưng khi đi làm mới biết, những gì công việc
này đem lại không chỉ giúp tôi đỡ đần bố mẹ khoản tiền học phí, không chỉ cho
tôi những đứa học trò đáng yêu, những lời chúc mừng nhân ngày 20/11 mà quan trọng
hơn, nó cho tôi biết quý trọng tuổi thơ của mình và thấy đáng thương cho những
đứa trẻ không có tuổi thơ.
Như bao đứa trẻ
làng quê khác, tuổi thơ tôi tràn ngập cái cảm giác rạo rực mỗi khi hè về. Giữa
cái nắng chang chang của mùa hè oi ả, tôi theo các anh chị trong xóm rong ruổi
khắp tán cây bắt ve sầu, bắt chuồn chuồn cho cắn rốn tập bơi,... Chúng tôi lê
la khắp cánh đồng, bãi cỏ để thả diều, thổi sáo. Cả những trưa nắng hè nóng bức,
mấy đứa con gái tha nhau ra nhà trẻ lấy trộm cây hoa giống về trồng,... Chuỗi
ngày hè sôi động cứ thế đến mỗi năm mà xen lẫn với nó là cái cảm giác nhớ trường,
nhớ lớp khi phải xa thầy, xa cô. Những lúc ấy lại mong được đi học, lại yêu cái
việc học đến nhường nào.
Mỗi khi nhớ đến
tuổi thơ lung linh sắc màu ấy, tôi lại mong được bé đi 1 lần để tận hưởng những
ngày tháng không suy nghĩ, lo âu. Thế rồi lại tự đặt câu hỏi, nếu như mình sinh
ra vào thời đại bây giờ liệu có được sống những ngày tươi đẹp ngắn ngủi của cuộc
đời ấy không?
Xin hãy trả lại tuổi thơ cho các em
Có lẽ là không!
Có lẽ tôi lại có cuộc sống giống như những đứa trẻ mà tôi đang dạy. Ngày nối
ngày gắn mình với bài vở. Ban ngày học trên lớp 2 buổi sáng, chiều. Tối về bố mẹ
lại ngồi kèm học bài đến 9, 10 giờ tối. Mà nếu như gia đình có điều kiện, chắc
hẳn các thầy cô giáo gia sư thay phiên nhau ngồi kè kè bên cạnh học bài với những
bài toán nâng cao vào mỗi buổi tối và những ngày chủ nhật.
Thế rồi ngày hè
đến, những ngày rong ruổi rãi nắng, dầm mưa cũng chẳng thể có. Thay vào đó là lịch
học kín mít cả tuần giống như những em học sinh của tôi. Mỗi tuần 3 buổi học
Toán, 2 buổi học Văn, 2 buổi học Lý và 4 buổi học tiếng Anh. Cả mùa hè, trong
tuần, em chỉ được nghỉ học ngày Chủ nhật, nhưng không có nghĩa được đi chơi mà ở
nhà ôn bài dưới sự kèm cặp của tôi.
Nhìn cặp kính của
em mà rơi nước mắt. Theo thời gian nó cứ thế dày lên vì phải học quá nhiều.
Nghe em than thở mà thấy đắng lòng. Những ngày hè không bao giờ là nỗi mong mỏi
của các em vì nó chẳng khác gì trong năm học cả thậm chí còn vất vả hơn.
Đâu rồi cái cảm
giác mong đến ngày nghỉ hè của những em học sinh? Đâu rồi cái cảm giác nhớ thầy,
nhớ cô khi mỗi dịp hè về? Những ngày đắm chìm trong sách vở các em sẽ chẳng thể
nhận ra giá trị của nó để mà “thèm” được đi học. Ép các em học quá nhiều phải
chăng đã biến cái việc học kia thành nỗi ám ảnh của các em. Hơn nữa, nếu quan
sát kĩ hơn ta có thể thấy, những em học sinh xếp nhất, nhì lớp khi ra đời (tính
về mặt tài sản) chưa chắc đã bằng những người trước đây chuyên đội sổ trong lớp.
Vậy tại sao chúng ta cứ phải ép con em mình học bài qua sách vở một cách máy
móc?
Hè đã đến, mong
rằng các ông bố, bà mẹ hãy hiểu rằng: Trẻ em có quyền được tham gia các hoạt động
vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi, tự do tham gia đời sống văn hóa, nghệ
thuật. Vì thế xin hãy để cho các em được hưởng những gì mà các em đáng được hưởng.
Những ngày hè là khoảng thời gian quý báu nhất của các em. Hãy tạo điều kiện để
các em có được khoảnh khắc thỏa mái hiếm hoi của tuổi thơ!
Bạn có thể quan
tâm: Những bộ dàn karaoke gia đình
giá rẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét