Tiếng Anh là kiến thức và kỹ năng đặc biệt quan trọng ở thời điểm hiện tại, và để có được một nền tảng tiếng Anh vững chắc, mỗi người cần được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ, giống như một cái cây, uốn càng sớm thì càng phát triển như mong muốn. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ. Bởi vậy cũng không có vấn đề gì nếu cha mẹ muốn trẻ tiếp xúc với tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ. Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ Thế nhưng dạy tiếng Anh cho trẻ không thể áp dụng phương pháp giống người lớn được mà phải có những phương pháp đặc biệt, phù hợp với tâm lý của lứa tuổi các em. Và dưới đây là 5 nguyên tắc vàng bạn cần lưu ý:
1. Chơi hơn dạy
Với những em bé 2 – 5 tuổi, nếu các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo áp dụng kiểu giảng dạy cho trẻ lớn, như học theo giaó trình hay bài học nhất định thì sẽ không bao giờ thu được kết quả. Chính xác phải nói đây là phương pháp "Dạy mà không dạy" và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ. Từ đó, hướng dẫn trẻ tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
Hãy sử dụng các hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch... nói chung là các hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp học sinh từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập.
2. Đa dạng các loại công cụ dạy học
Ở tuổi này các bé rất ham chơi, ưa thích những thứ mới lạ. Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả cô và trẻ. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường đồ dùng đồ chơi là điều cần thiết.
Cha mẹ, thầy cô cần chú ý những đồ dùng, đồ chơi (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch...) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của trẻ, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm hoặc tự tạo ra đồ dùng làm phong phú hóa quá trình học tập.
Và bạn cũng đừng ngại khi sử dụng hợp lý các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo… vì những dụng cụ này sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ.
3. Nói nhiều hơn nghe-viết
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp đối với nhiều thế hệ đi trước.
Thế nhưng cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào, có khi ngay cả người dạy cũng phát âm không chuẩn, từ đó bé sẽ học theo cách phát âm sai lệch đó. Để hạn chế điều này, bạn hãy tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc...
4. Bắt chước hơn ngữ pháp
Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ mầm non, đặc biệt trong học ngoại ngữ. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn. Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước.
Tuy nhiên, bé có thẻ bắt chước cả những cách phát âm/cách dùng từ không đúng bởi lúc này đầu óc bé vẫn còn rất non nớt. Vì vậy giáo viên và phụ huynh hãy chủ động hướng dẫn để trẻ tự xác định tốt xấu và hành động cho phù hợp.
5. Thi đua kích thích lòng ham học của trẻ
Việc thi đua cũng là một cách động viên trẻ cố gắng. Bạn có thể tổ chức những cuộc thi với những phần thưởng ngộ nghĩnh đáng yêu để các em tìm được niềm vui khi học tiếng Anh. Khi trẻ được động viên, trẻ sẽ nnỗ lực nhiều hơn, và ngoại ngữ chắc chắn sẽ trở thành một môn học thú vị và vô cùng thích thú đối với trẻ. Tuy nhiên, đừng bao giờ buông những lời so sánh hay miệt thị với những trẻ tiếp thu chậm, bởi trong rất nhiều trường hợp nó sẽ làm tổn thương sâu sắc tâm hồn trẻ mà bạn chẳng hề hay biết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét